Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Bệnh viêm gan không nên tự ý dùng thuốc /

Bệnh viêm gan không nên tự ý dùng thuốc /
14:12 3 thg 5 2012Công khai13 Lượt xem

0 
Bệnh viêm gan không nên tự ý dùng thuốc



Sự phì đại của thùy đuôi ở một bệnh nhân bị xơ gan. Ghi nhận thùy gan phải bị teo nhỏ




Hiện nay, có khá nhiều người nhờ xét nghiệm biết bị viêm gan hoặc do uống nhiều bia rượu đinh ninh bị yếu gan vì khó tiêu, đầy bụng, đã tự ý mua thuốc gọi là bổ gan, làm hạ men gan về sử dụng. Như thế có đúng không?














Người bệnh viêm gan B tự ý dùng thuốc rất nguy hiểm
Ta cần biết gan là cơ quan đặc biệt đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng và phức tạp. Một chức năng quan trọng của gan là giải độc. Nhu mô gan thường xuyên lọc ra khỏi cơ thể những chất độc trong máu bằng cách chuyển hóa, biến đổi chúng hết độc rồi thải loại qua đường mật hay đường tiểu. Do thường xuyên xử lý chất độc nên gan có thể bị nhiễm độc, thể hiện ở chỗ nhu mô gan bị tổn thương và được gọi là viêm gan.

Gan bất ổn?

Viêm gan là tình trạng tế bào gan bị viêm, bị hư hoại và chết đi. Viêm gan có thể do nhiễm độc (do sử dụng thuốc lâu dài, đặc biệt do nghiện rượu, dùng bia rượu dài ngày) nhưng nguyên nhân thường gặp nhất ở ta hiện nay là viêm gan do nhiễm siêu vi (viêm gan siêu vi A, B và C). Khi tế bào gan bị viêm, bị tổn thương, các men gan như ALT (còn được ghi SGPT)) và AST (SGOT) từ gan phóng thích vào máu nhiều hơn so với bình thường. Vì vậy, khi xét nghiệm thấy men gan ALT và AST tăng thì đó là dấu hiệu cho biết tình trạng viêm, tổn thương gan.

Trong thời gian điều trị viêm gan, nếu các men gan giảm xuống đến mức bình thường thì xem như tình trạng bệnh được cải thiện. Do có liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể nên khi gan bắt đầu bị tổn thương thì người bệnh có thể có nhiều triệu chứng, có triệu chứng ở ngay gan như bị gan nhiễm mỡ, nhưng cũng có triệu chứng ở cơ quan khác như khó tiêu, đầy bụng, rối loạn bài tiết mật, thậm chí bị phù chân, trí não lú lẫn, hôn mê (gọi là bệnh não do gan hay hôn mê gan).

Thuốc bổ gan, thuốc làm hạ men gan được phân loại vào nhóm thuốc gọi là thuốc hướng gan (hepatotropes). Thuốc hướng gan là thuốc có tác dụng hỗ trợ điều chỉnh các triệu chứng rối loạn do tổn thương đã kể như trên, trong đó có tác dụng bảo vệ nhu mô gan hoặc giúp làm hạ men gan. Chỉ định của thuốc loại này là hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi, viêm gan do nghiện rượu, gan nhiễm mỡ, làm giảm amoniac máu (để trị và phòng hôn mê gan), ngoài ra còn trị các rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, táo bón.

 Cần lưu ý, thuốc loại này không trị khỏi bệnh viêm gan siêu vi (tức là không tiêu diệt được siêu vi B, C) mà chỉ hỗ trợ giúp làm giảm men gan trở lại mức bình thường đã nói ở trên (tức giúp bảo vệ, phục hồi nhu mô gan) và cải thiện một số triệu chứng cho bệnh nhân. Đặc biệt, có một số không phải là thuốc mà là chế phẩm “thực phẩm chức năng” được giới thiệu bổ gan, làm hạ men gan, có một số chỉ dựa vào thử nghiệm dược lý (tức thử trên súc vật thí nghiệm) chứ chưa được thử nghiệm lâm sàng để cho kết quả cụ thể rõ ràng


Coi chừng chuốc họa vào thân

Đối với người được phát hiện có men gan tăng cao (phải được xét nghiệm máu thấy men gan ALT, AST tăng cao hơn nhiều so với giới hạn bình thường) xin lưu ý mấy điểm như sau:

Người đã được xác định bị nhiễm viêm gan siêu vi B, C hoặc viêm gan do rượu phải được bác sĩ khám trực tiếp chỉ định dùng thuốc. Không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, đặc biệt không nên tự ý sử dụng thuốc hạ men gan mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Dùng thuốc bừa bãi sẽ làm thương tổn vốn có ở gan nặng thêm thôi. Nhiều người đã được xác định bị nhiễm siêu vi B nhưng có thể sống chung hòa bình và nhiều khi bác sĩ chẳng chỉ định dùng thuốc gì cả.

- Người tình cờ phát hiện mình có tăng men gan (xét nghiệm máu đánh giá các chỉ tiêu khác như đo mỡ trong máu, đường glucose trong máu... và đo thêm men gan) cũng nên hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ men gan.

Nên lưu ý khi sử dụng một số thuốc có thể làm tăng men gan (như dùng thuốc trị rối loạn mỡ trong máu là thuốc thuộc nhóm fibrat hay thuốc statin), nếu ngưng thuốc sẽ làm men gan trở lại bình thuờng. Khi đang dùng thuốc mà bị tăng men gan phải báo cho bác sĩ điều trị biết hầu có hướng xử trí thích hợp.

- Hiện nay trên thị trường có lưu hành các chế phẩm “thực phẩm chức năng” gọi là bổ gan, làm hạ men gan. Một số chế phẩm được xem có nguồn gốc hợp chất thiên nhiên, chủ yếu bào chế từ các chất lấy từ dược thảo, được xem có tác dụng tích cực, đưa đến hiệu quả bồi dưỡng sức khỏe của người sử dụng, đặc biệt khi dùng đúng liều lượng sẽ có tính an toàn cao. Tuy nhiên, chế phẩm thực phẩm chức năng được xem không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Các chế phẩm này được dùng hỗ trợ điều trị viêm gan bằng cách tăng cường chức năng gan, giúp tái tạo nhu mô gan bị tổn thương, trị các rối loạn tiêu hóa (khó tiêu, táo bón) do suy giảm chức năng gan, giúp giải độc gan trong bệnh lý gan do rượu...

Nếu người không đang điều trị bệnh nhưng cảm thấy yếu gan có thể dùng các chế phẩm này để hỗ trợ, bồi dưỡng cho gan. Nhưng nếu đang chữa bệnh, nhất thiết phải hỏi bác sĩ về việc dùng chế phẩm thực phẩm chức năng nào đó có được hay không. Xin được nhấn mạnh, khi đang chữa bệnh, chỉ bác sĩ là người có thẩm quyền quyết định việc dùng thuốc, thay đổi thuốc, kể cả dùng chế phẩm thực phẩm chức năng.

- Đối với người dùng nhiều bia rượu, cách tốt nhất bảo vệ lá gan quan trọng của mình là dùng ít bia rượu, thậm chí bỏ hẳn càng tốt. Xin đừng nghĩ rằng tự ý mua thuốc gọi là bổ gan, làm hạ men gan về dùng có thể giúp việc uống bia rượu lâu dài, thậm chí uống được nhiều hơn. Suy nghĩ như thế là dọn đường cho “chuốc họa vào thân”.

  TPCN - một lời giải hay cho cân bằng dinh dưỡng

Trước những năm 90 của thế kỷ 20, những bệnh cảnh về dinh dưỡng như: suy dinh dưỡng ở trẻ em, thiếu chất ở phụ nữ, suy nhược cơ thể ở những người đang trong độ tuổi lao động do thiếu ăn diễn ra phổ biến ở các nước nghèo và những nước đang phát triển. Trong khi đó, ngược lại ở các nước phát triển, người dân lại phải đối phó với "bệnh dịch" béo phì có ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em cho đến người già và hệ luỵ tất yếu của nó là các bệnh mạn tính không lây như tiểu đường, tim mạch, huyết áp ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam, theo điều tra của Viện dinh dưỡng (Bộ Y tế) có tới 16,3% người trong độ tuổi từ 25-64 ở nước ta bị thừa cân béo phì và gần 18% người trưởng thành mắc “hội chứng chuyển hóa” (tăng cholesterol, tăng triglycerid máu, tăng huyết áp,...). Còn thống kê của bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy có 4,4% người trưởng thành tại các thành phố lớn bị bệnh tiểu đường tuýp 2 và gần 6% có rối loạn glucose máu lúc đói. Các BS tư vấn của tổng đài Sức khoẻ cộng đồng (1900585815) cũng cho biết hiện nay các cuộc gọi tư vấn về chăm sóc sức khoẻ ban đầu rất hay được đề nghị tư vấn sử dụng TPCN.
Trước thực trạng trên, các chuyên gia dinh dưỡng đã chú ý đến vai trò của TPCN trong dự phòng và điều trị các bệnh có liên quan đến dinh dưỡng. Bởi TPCN không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E...), chất xơ và một số thành phần khác. Các nước Tây Âu gọi đây là dược phẩm dinh dưỡng hay thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. Các loại thực phẩm này nằm ở ranh giới giữa thức ăn và thuốc chữa bệnh. Hiện các nước Nhật, Anh và Mỹ ngày càng hoàn thiện hệ thống phân loại, quản lý và phân phối TPCN đến người tiêu dùng. Ở Mỹ, thực phẩm chức năng được đóng gói như những thực phẩm thông thường và trên bao bì cung cấp 2 loại thông tin: xác nhận có lợi cho sức khỏe và xác nhận về cấu trúc/chức năng. Người ta phân chia TPCN thành các nhóm: TPCN bổ sung vitamin và khoáng chất, TPCN không béo, không đường, TPCN giàu chất xơ tiêu hóa, TPCN đặc biệt dành cho phụ nữ có thai, người cao tuổi, người bị tiểu đường, cho phi công và vận động viên, người yếu sinh lý... Các nhóm thức ăn không chỉ đảm bảo đủ calo, ngon, sạch, mà còn chứa các hoạt chất sinh học (HCSH) tự nhiên cần cho sức khoẻ và sắc đẹp, không chỉ điều khiển được các hoạt động chức năng của từng bộ phận trong cơ thể, tạo cho con người khả năng miễn dịch cao, chống sự lão hoá, tăng tuổi thọ, mà còn giúp con người phòng chống được một số bệnh, kể cả bệnh hiểm nghèo (tăng tạo máu, tăng trí nhớ, tăng hoạt động cơ bắp, tăng miễn dịch, chống lão hoá, chống “bất lực”, chống thụ thai, cai nghiện, chống di căn, phòng ngừa ung thư...). Chính  vì thế, với quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh, các nước phát triển có xu hướng ưa chuộng các TPCN hơn là dùng thuốc.

Việt Nam - tiềm năng nguồn TPCN

Theo thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), chỉ tính 6 tháng đầu năm 2007, trong số 5.000 sản phẩm thực phẩm công bố chất lượng thì có khoảng 600 là sản phẩm chức năng. Điều này cho thấy ở nước ta, đây là lĩnh vực có nhiều triển vọng, bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, bởi giàu kinh nghiệm y học cổ truyền. Khi nói về sự kết hợp giữa hai chuyên ngành khoa học dinh dưỡng với công nghệ thực phẩm, GS.TS. Lê Ngọc Trọng, Phó Chủ tịch Tổng hội y học Việt Nam cũng cho hay: Đây là sự kết hợp mang tính độc đáo, độc đáo ở chỗ có sự kết hợp giữa dinh dưỡng học (hàn lâm) với thực tế. Điều này sẽ đem lại hiệu quả to lớn trong việc giải quyết các vấn nạn về dinh dưỡng hiện nay.
Từ xưa, người dân nước ta đã biết sử dụng các loại thảo mộc, hoa quả, gia vị, thịt động vật để bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cây tỏi, dân ta dùng làm gia vị (đập dập, giã nhỏ xào lẫn rau muống, hay cho vào nước chấm) có tác dụng diệt khuẩn mạnh, phòng, chống cảm cúm thông thường có hiệu quả phòng, chống đầy bụng, tiêu hóa tốt. Tương tự, củ nghệ được dân ta dùng nấu lẫn canh dấm cá, hay bôi vào vết thương nhỏ làm mau lên da non và hết sẹo. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu và phát hiện trong củ nghệ chứa nhiều chất có khả năng chống đỡ bệnh tật, nên đã bào chế, sản xuất ra Curcumin. Đây là sản phẩm có tác dụng hỗ trợ phòng, chống viêm nhiễm, loét dạ dày, tăng hồng cầu, đồng thời hạn chế sự kết tụ tiểu cầu. Gần đây, một số TPCN do Việt Nam sản xuất trên cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) để nâng cấp công nghệ cổ truyền, đã được đưa ra thị trường nhằm phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Đó là Pantocrin từ nhung hươu sao Việt Nam, rượu Tắc kè, rượu Hải sâm, trong đó rượu bổ Tam xà (kích thích tiêu hoá, tuần hoàn, bổ dương, trị thấp khớp) được sản xuất bằng công nghệ enzym, chất lượng cao, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa thích... Hay việc kết hợp Delta - Immune (có nguồn gốc tách lọc từ một trong những loại vi khuẩn có trong sữa chua) với một số thảo dược Việt Nam của bác sĩ - tiến sĩ Hoàng Xuân Ba để tạo ra một dòng sản phẩm mới đã ứng dụng và điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân nhi ở ĐH nhi khoa St.Peterburg mắc các bệnh suy miễn dịch bẩm sinh. Sau này, công ty Tư vấn y dược quốc tế (IMC) của Việt Nam đã được Viện Nghiên cứu dị ứng Hoa Kỳ chuyển giao công nghệ để sản xuất Delta - Immune và phân phối độc quyền tại VN. Sản phẩm này dùng trong phục hồi hệ miễn dịch của những những bệnh nhân bị ung thư, viêm đường tiêu hoá, dị ứng, bỏng và nhiễm trùng...
Những năm gần đây, một số sản phẩm TPCN đã được sản xuất dưới dạng viên nang, viên nén, dung dịch uống... trên dây chuyền hiện đại tại nhiều xí nghiệp dược phẩm trong nước. Các sản phẩm này là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của các chương trình khoa học và công nghệ do các viện nghiên cứu, các trường đại học trong nước tiến hành. Đó là các chế phẩm nhuận gan, lợi mật, tạo máu, dưỡng não, sáng mắt, tăng cường sinh lực (cho VĐV, lực lượng vũ trang và người lao động), phòng chống ung thư... đang được người tiêu dùng ưa thích. Các sản phẩm này hoàn toàn có thể thay thế hàng ngoại nhập. Một số dạng TPCN là kết hợp tinh hoa của y học hiện đại phương Tây với y học cổ truyền Việt nam đã cho ra đời các sản phẩm hết sức độc đáo như sản phẩm Goodnight (phối hợp Melatonin với tâm sen, vông nem, câu đằng…) cho tác  dụng an thần giảm stress hoạc sản phẩm Spacaps (Prenenolon kết hợp với lô hội, đương quy, hà thủ ô...) cho tác dụng trẻ hoá làn da, đem lại sắc xuân tươi trẻ cho phụ nữ tuổi trung niên.
Tóm lại, việc nghiên cứu, sản xuất và tiêu dùng TPCN là vấn đề đang thu hút được sự quan tâm của các nhà dinh dưỡng, các chuyên gia y tế trên thế giới cũng như Việt Nam hiện nay. Nhiều phụ gia có hoạt chất sinh học từ động vật, cây cỏ, vi sinh vật... được đưa vào thành phần TPCN, lại có thể điều khiển được chức năng của từng bộ phận trong cơ thể và phòng chống một số bệnh. Ngày nay các chất dinh dưỡng chính (đạm, đường, béo...) lại trở thành vai trò phụ, còn các hoạt chất sinh học đưa vào thực phẩm lại trở thành chính yếu. Thức ăn mới này chính là các loại TPCN, sẽ góp phần cụ thể hoá một nguyện vọng xa xưa của loài người trên trái đất: Thức ăn của chúng ta sẽ là những vị thuốc của chúng ta.
                        Các xét nghiệm trong chẩn đoán virus gây viêm gan siêu vi C


Viêm gan do virus viêm gan C (HCV) là một bệnh nguy hiểm, khó điều trị, hậu quả bệnh nặng nề, chưa có thuốc chủng ngừa. Chính vì vậy, việc xác định, định lượng cũng như định được type của HCV là những thông số rất cần thiết cho các bác sĩ lâm sàng để lựa chọn phương án theo dõi và điều trị bệnh nhân.
 Chúng tôi thực hiện các kỹ thuật miễn dịch để tìm anti HCV, định serotype HCV, kỹ thuật sinh học phân tử để xác định HCVRNA bằng PCR, định lượng virus trong máu bằng Branched DNA. Kết quả cho thấy có 70% trường hợp HCVRNA[+] trong 319 trường hợp anti HCV[+]; Serotype HCV trong 169 trường hợp chủ yếu là type 6: 44.38%, thứ hai là type 1: 37.28%, với type 1 là type khó đáp ứng trong điều trị đặc hiệu. Kết quả định lượng cho thấy lượng virus cao và rất cao cũng chủ yếu thuộc trong 2 type trên. Qua kết quả trên chúng ta thấy vai trò các xét nghiệm sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị viêm gan siêu vi C.
I. Đặt vấn đề:
Viêm gan do siêu vi C (HCV) là một bệnh nguy hiểm vì triệu chứng lâm sàng thường mơ hồ, trong khi đó hậu quả của bệnh để lại thường là nặng nề như: 50%-80% chuyển qua mạn tính, và có tới 20%-25% bệnh nhân mạn tính diễn tiến qua xơ gan và ung thư gan 3,6,8,9,11,15. Do đó, chẩn đoán chính xác tác nhân HCV là một mục tiêu quan tâm hàng đầu của các bác sĩ, từ đó mới điều trị, theo dõi diễn tiến và biến chứng của bệnh, phòng ngừa sự lây lan của HCV.

Ðể chẩn đoán viêm gan do siêu vi C, ngoài các xét ngiệm đánh giá chức năng gan, siêu âm... thì các xét nghiệm tìm HCV giữ một vai trò rất quan trọng. Bên cạnh xét nghiệm anti HCV, chúng tôi đã ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán thường qui để xét nghiệm trực tiếp tìm HCVRNA, một bằng chứng của nhiễm HCV & virus đang tăng sinh 6,8,9. Mặt khác, điều trị đặc hiệu HCV rất tốn kém, cho nên trước khi tiến hành điều trị ta nên đánh giá khả năng điều trị thành công cao hay thấp. Hai yếu tố giữ vai trò quan trọng trong tiên lượng đáp ứng điều trị là số lựơng virus và loại (type) virus 2,6,8,9.

Mục tiêu của nghiên cứu này là: (1) Khảo sát tỷ lệ HCVRNA ở bệnh nhân có anti HCV[+]; (2) Tìm hiểu mối tương quan giữa số lượng HCVRNA và type HCV; (3) Đánh giá khả năng phát triển của xét nghiệm để đáp ứng trong việc chẩn đoán và điều trị HCV.
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
1.Ðối tượng nghiên cứu:
  Các bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiễm HCV đến thực hiện HCVRNA tại MEDIC, từ tháng 10/1999-6/2000.

Các bệnh nhân viêm gan siêu vi C main tính , thực hiện định lượng & serotype HCV trước khi bắt đầu điều trị đặc hiệu từ tháng 10/2002 đến tháng 3 /2004.

2.Phương pháp nghiên cứu:

2.1 AntiHCV:

Kỹ thuật : miễn dịch gắn men trên vi hạt (MEIA: Microparticle Enzyme Immuno Assay).Test kit: AntiHCV, thế hệ 3 ,Abbott. Thực hiện trên máy miễn dịch tự động AXSYM, Abbott.

2.2 Định tính HCVRNA:

Kỹ thuật Heminested PCR: Khếch đại DNA đích. Ly trích RNA dựa theo qui trình Chomozynski. Ly trích RNA bằng Phenol – chroroform. Thực hiện Heminested PCR trên máy Bio-Rad, theo chu kỳ nhiệt : 40 ­­ oC/10 min; 94­­ oC/ 30 sec, 70­­ oC/30 sec, 20 chu kỳ; 94­­ oC/30 sec, 56­­ oC/30 sec, 72­­ oC/2 min, 40 chu kỳ; 72­­ oC cho 10 min. PCR mix: Enzym Reverse Transcriptase (Pharmacia), Enzym Taq polymerase (Pharmacia), dNTP (Pharmacia), Primer (Invitrogen), UNG (Pharmacia), MgCL 2, Mn CL 2. Điện di phân tích kết quả trên gel agarose, chụp hình bằng hệ thống Gel Doc của Bio-Rad.

1.1 Ðịnh lượng HCV:

Kỹ thuật: Branched DNA: Khếch đại tín hiệu. Test kit: Bayer. Thế hệ 3. Thực hiện trên máy System 340 bDNA Analyzer, Bayer.

1.2 Serotype HCV:

Kỹ thuật: Phản ứng miễn dịch gắn men. Test kit: Murex. Thực hiện trên máy ELISA tự động ETI-STAR, Dia-Sorin.

1.3 Phương pháp nghiên cứu:

Tiền cứu cắt ngang.
III. Kết quả:
1. Thực hiện PCR phát hiện HCVRNA:

Tổng số 1023 trường hợp nhiễm HCV được thực hiện HCVRNA bằng PCR: Kết quả có 728 (71%) trường hợp HCVRNA [+]; 295 (29%) trường hợp HCVRNA [-].

Có 319 trường hợp thực hiện đồng thời anti HCV (Thế hệ 3) và HCVRNA bằng PCR: Kết quả có 223 (70%) trường hợp HCVRNA [+]; 96 (30%) trường hợp HCVRNA [-].

2. Thực hiện serotype HCV:
Bảng 1 :
Type
Số lượng
Tỉ lệ (%)
1
63
37.28%
2
18
10.65%
3
3
1.77%



6
75
44.38%
Không xác định
10
5.92%
Tổng cộng
169
100%
3. Khảo sát mối tương quan giữa số lượng HCV và HCV serotype:

Tổng cộng có 169 trường hợp.

Tuổi từ 21 – 71, độ tuổi trung bình là 47,4.

Giới: Nam 87 trường hợp (51.48%), nữ 82 trường hợp (48.52%).

Phân bố số lượng virus theo serotype.

Bảng 2
Type
Số lượng copy
Tổng số (%)
< 10 5
10 5 – 10 6
10 6 – 2. 10 6
2. 10 6 – 10 7
> 10 7
1
8 (12.7)
5 (7.94)
8 (12.7)
31 (50.79)
10 (15.87)
63
2
1 (5.55)
3 (16.67)
4 (22.22)
10 (55.56)

18
3



1 (33.33)
2 (66.67)
3
6
11 (14.67)
12 (16)
10 (13.33)
32 (42.67)
10 (13.33)
75
Indetermine

1 (10)

7 (70)
2 (20)
10
Khảo sát số lượng virus theo nhóm type & tiên lượng đáp ứng với điều trị đặc hiệu. Bảng 3:
SEROTYPE
2x 10 6 copies/ml
>2x 10 6 copies/ml
Tổng số
1
22 (34.92%)
41 (65.08%)
63
2
8 (44.44%)
10 (55.56%)
18
3

3 (100%)
3
6
33 (44%)
42 (56%)
75
Indetermine
1 (10%)
9 (90%)
10
IV. Bàn luận:
1. HCVRNA:

Cho đến nay, xét nghiệm thường qui để chẩn đoán nhiễm HCV là anti HCV. Xét nghiệm này cũng được dùng trong tầm soát ở những người cho máu. Nhờ đó đã hạn chế rất nhiều tỷ lệ nhiễm HCV sau truyền máu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như: Giai đoạn sớm của viêm gan siêu vi C, khi mà chưa có kháng thể; Ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hay do dùng thuốc ức chế miễn dịch; nồng độ anti HCV thấp... sẽ có tình trạng anti HCV âm tính giả. Mặc khác, khi mà bệnh nhân đã nhiễm trong quá khứ thì kháng thể sẽ tồn tại một thời gian dài có khi đến 10 năm dù đã hết bệnh; đồng thời trong một số trường hợp như viêm gan tự miễn sẽ có Anti HCV dương tính giả 6,7,8,11.

Chính vì vậy một khi áp dụng kỹ thuật PCR, một kỹ thuật cực kỳ nhạy & đặc hiệu để tìm HCVRNA là dùng đến một xét nghiệm trực tiếp tìm HCV, nhờ vậy xét nghiệm này tránh được một số trường hợp âm tính hoặc dương giả của Anti HCV 6,7.

Chúng tôi khảo sát 2 nhóm bệnh nhân thực hiện Anti HCV : Một nhóm biết nhiễm HCV( Đã xét nghiệm Anti HCV ở ngoài, không rõ thế hệ test kit), một nhóm được thực hiện Anti HCV thế hệ III tại MEDIC. Bởi vì Anti HCV của thế hệ I, II có độ nhạy & đặc hiệu kém hơn . Kết quả cho thấy không có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 nhóm. Như vậy, có thể bệnh nhân 
  đã được thực hiện Anti HCV thế hệ III như tại trung tâm chúng tôi, hoặc đây là các bệnh nhân đã biết chắc nhiễm siêu vi C từ lâu .

Theo kết quả ở 2 nhóm thực hiện HCVRNA, ta thấy chỉ có 71% & 70% trường hợp Anti HCV [+] là có mang HCVRNA, chứng minh là có mang virus dạng hoạt động. Các trường hợp anti HCV [+], HCVRNA [-] có thể do: bệnh nhân đã nhiễm và đã khỏi bệnh, chỉ còn kháng thể tồn tại; HCVRNA rất dao động trong cơ thể nên phải làm lại HCVRNA sau 3 tháng để kiểm tra; Có thể là viêm gan tự miễn và Anti HCV dương giả; HCVRNA âm tính giả do kỹ thuật thực hiện PCR.

2. Serotype HCV:

Kết quả xác định type HCV như trình bày trong bảng 1. Chúng tôi áp dụng kỹ thuật miễn dịch để định type HCV. Ưu điểm của kỹ thuật này là đơn giản, có thể thực hiện ở máy hoàn toàn tự động, rẻ, không sợ nguy cơ ngoại nhiễm. Sử dụng kháng nguyên của vùng NS 4 (Không cấu trúc) 1,16. Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm như: Không định được subtype, chỉ xác định được kháng thể nên không rõ là bệnh nhân còn mang HCVRNA không, ở bệnh nhân bị ức chế miễn dịch hay suy giảm miễn dịch sẽ không có anti HCV và sẽ không xác định được type, không phân biệt được giữa anti HCV nhiễm trước đây còn tồn tại & type HCV đang nhiễm, một số dòng mới làm cho ta không xác định được type... 2,3

Sự phù hợp giữa serotype và genotype vẫn còn nhiều bàn cãi do nhiều công trình công bố kết quả khác nhau 1. Theo tài liệu cung cấp bởi hãng Murex, Murex HCV serotyping định type được 84.7%(221/261) trường hợp, với 93.7%(207/221) trường hợp phù hợp với genotype 16. Theo Matinot & CS: thực hiện serotype HCV 220 trường hợp có 8% không phù hợp với sequencing, độ đặc hiệu là 72%, độ nhạy 78% 1. Tuveri & CS: Độ phù hợp giữa serotype và LiPA chỉ 12/21 ca(57%) ở bệnh nhân HIV[-], và 4/19 (21%) ca có HIV [+]. Nói chung, độ phù hợp giữa serotype với kháng thể từ vùng NS4 và genotype HCV là 65-75%, và 50-60% ở bệnh nhân bị ức chế miễn dịch 1.

Theo kết quả như trình bày trong bảng 1, các serotype chiếm tỷ lệ chủ yếu là type 1 và 6. Với type 1 là type khó đáp ứng với điều trị đặc hiệu, đồng thời cũng chiếm tỷ lệ cao trong các trường hợp tái phát 5,6,9,14 . Type 6 thường chỉ gặp ở vùng Đông Nam Á 3,6 nên khả năng đáp ứng điều trị đặc hiệu chưa có nhiều nghiên cứu. Theo Nguyễn Thanh Hảo & CS, thực hiện trên 123 đối tượng cho máu tình nguyện, tỷ lệ genotype HCV type1: 1a: 15.4%, 1b: 48.8%, 1: 5.6%; 6: 14.6% 4 ; Theo P. Trimoulet & CS thực hiện genotype HCV trên 10 trường hợp: 1a: 10%, 1b : 40%, 6a: 50% 13 . Như vậy, kể cả genotype & serotype đều cho thấy type HCV chủ yếu ở Việt Nam là type 1 & 6. Tuy nhiên chúng ta cần có một nghiên cứu với số lượng lớn hơn mới có thể khẳng định cho điều này. Trong thời gian tới, tại trung tâm chúng tôi sẽ tiến hành áp dụng 2 kỹ thuật : INNOLiPA và Sequencing trong việc định genotype HCV như một kỹ thuật thường qui. Khi đó, chúng ta sẽ có đủ dữ liệu để biết các type HCV của Việt Nam .

3. Số lượng virus HCV trong mỗi type khác nhau:

Số lượng virus & type HCV là 2 yếu tố quan trọng trong việc tiên lượng đáp ứng với điều trị đặc hiệu. Type 1 thường khó đáp ứng với điều trị đặc hiệu.Theo bảng 2 và 3 ta thấy: Số lượng virus ở type 1 và 6 nhiều: Type 1 có 41 trường hợp (65.08%) trên 2x10 6 copies/ml; 10 trường hợp (15.87% ) trên 10 7 copies/ml. Type 6 có 42 trường hợp (56%) trên 2x10 6 copies/ml; 10 trường hợp (13.33%) trên 10 7 copies/ml. Bên cạnh đó, type 2 có 10 trường hợp (55.56%) trên 2x10 6 copies/ml, tuy nhiên do chỉ có 18 trường hợp là ( 
 type 2 nên khó có thể nói trong type 2 thì luợng virus cao. Điều đặc biệt chúng tôi ghi nhận ở đây là không có trường hợp nào ở type 2 mà lượng virus cao hơn 10 7 copies/ml. Do đó nên thường ở type 2 bệnh nhân đáp ứng cho điều trị đặc hiệu tốt hơn. Ngoài ra, ở 10 trường hợp không xác định được type, lượng virus thường cao: 9 trường hợp (90%) trên 2x10 6 copies/ml, trong đó có 2 trường hợp (20%) trên 10 7 copies/ml. Như vậy các trường hợp không xác định này sẽ khó có đáp ứng tốt với điều trị đặc hiệu, để có thể xác định được type thì phải thực hiện thêm genotype. Đây chính là lý do chúng tôi tiến tới thực hiện INNOLiPA & Sequencing cho định genotype HCV trong chẩn đoán thường qui.
V. Kết luận:
Viêm gan do virus C vẫn còn khó khăn trong chẩn đoán, điều trị đắt tiền mà hiệu quả vẫn còn hạn chế, chưa có thuốc chủng ngừa. Tần suất mang HCVRNA của bệnh nhân anti HCV[+] là 70%. Như vậy các trường hợp anti HCV[+] mà không có HCVRNA chiếm 30% trường hợp. Hai serotype chủ yếu ở nhóm bệnh nhân chúng tôi là 1 & 6; với type 1 có tiên lượng đáp ứng kém với điều trị. Do đó, cần có nghiên cứu với số lượng lớn hơn, áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử như LiPA, sequencing để xác định genotype, từ đó mới có lựa chọn điều trị đặc hiệu tốt nhất cho bệnh nhân nhiễm HCV. Kết quả thực hiện định lượng virus trước& trong khi điều trị sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong việc lựa chọn phương pháp điều trị, chọn thuốc, liều, thời điểm ngưng điều trị.

vuongdao
23/01/2008, 10:01 PM
Mình đọc được một bài báo rất hay của bác sĩ Hoàng Xuân Ba đăng trên báo An Ninh Thế Giới ngày 09/11/2007, mình mời các bạn tham khảo và cho ý kiến nhé.
CÔNG KÍCH THựC PHẩM CHứC NĂNG MộT SAI LầM LớN
( Theo nguồn báo cand.com/an ninh the gioi cuoi thang )

Tương tự với việc đã xảy ra ở Mỹ đầu những năm 1990, ở nước ta trong những tháng vừa qua đã rộ lên một làn sóng gây nghi ngờ và kết tội bừa bãi bất kể sản phẩm phòng và chữa bệnh nào có nguồn gốc thiên nhiên. Đây có phải là những việc làm chỉ vì mục đích bảo vệ người tiêu dùng và sức khỏe của những người dân bình thường không?
Chúng ta cần có một cách nhìn khách quan, tỉnh táo để không lún sâu vào cạm bẫy của những kẻ coi bệnh tật như một mảnh đất màu mỡ để kiếm lời.
Ngay từ năm 1902, Thomas Edison, một nhà sáng chế và phát minh vĩ đại của nhân loại đã nói lên mong ước và cũng là định hướng rất đúng đắn cho y học: “Bác sỹ của tương lai là những người không chỉ cho thuốc mà còn cần chú trọng đến cơ thể của những người bệnh, chế độ dinh dưỡng của họ để tìm ra nguyên nhân bệnh tật và cách phòng ngừa chúng”.
Điều đáng tiếc là với đại bộ phận các bác sỹ hiện nay, họ chỉ biết đến thuốc và thuốc. Càng chỉ định nhiều thuốc mới, thuốc đắt tiền, uy tín và thu nhập của họ càng cao.
Nhiều bệnh nhân bị các bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường… được chỉ định điều trị bằng 10 loại thuốc hóa dược hoặc hơn thế nữa. Họ bị các phản ứng phụ gây ho, viêm đường hô hấp trên, đau nhức cơ bắp, giảm trí nhớ và cả suy thận.
Khi người bệnh hỏi bác sỹ của họ có cách nào thoát khỏi những đau đớn, khổ ải về bệnh tật và thuốc men... câu trả lời thường là không. Với họ chỉ có con đường duy nhất là dùng thêm thuốc để chữa trị các triệu chứng do thuốc gây ra và đi chạy thận nhân tạo.
Các bác sỹ ít khi nói tới khả năng hỗ trợ điều trị rất hiệu quả bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, cách luyện tập và sinh hoạt, các phương pháp dưỡng sinh, 
 thiền, thư giãn... cũng như dùng nhiều chất có nguồn gốc thiên nhiên như: nhiều loại thảo dược, vitamin như D, K, dầu cá và các loại thức ăn có nhiều acid béo omega 3, chất khoáng ma-nhê và nếu xa hơn nữa là các thực phẩm chức năng như: Alpha lipoic acid, L-carnitine, Taurine, các sản phẩm trợ sinh (probiotic)…
Những chất này đã được nghiên cứu và cho thấy là có tác dụng phòng và chữa nhiều bệnh mạn tính và không có tác dụng phụ nguy hiểm. Các sản phẩm này chỉ có một “tội” là: không thể bảo vệ được bản quyền và không thể mang lại lợi nhuận kéo dài trong hơn 20 năm cho hãng dược phẩm muốn bào chế, thử nghiệm và đưa chúng vào thị trường như một sản phẩm có tác dụng phòng và chữa bệnh.
Một điều chúng ta cần nhớ là ở giai đoạn cuối những năm 30 thế kỷ trước, có tới 80% các dược phẩm được bào chế và ứng dụng có nguồn gốc thiên nhiên xuất phát từ các kinh nghiệm y học dân gian và ngay hiện tại có tới 25% các dược phẩm đang lưu hành được chiết xuất từ thảo dược.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, ngày nay các thảo dược vẫn được sử dụng như những phương tiện phòng và chữa bệnh chính cho hơn 80% nhân loại. Vì các lý do kinh tế, các hãng dược không muốn phát triển và sử dụng thuốc thiên nhiên dưới dạng nguyên sinh.
Việc tách ra một hợp chất có tác dụng vào một cơ chế trong bệnh lý cùng việc biến đổi các phân tử tự nhiên bằng phương pháp công nghệ hóa, công nghệ gien để có thể sở hữu bản quyền bởi các hãng dược phẩm trong rất nhiều trường hợp đã làm giảm hiệu quả cho một dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.
Tại sao cần kết hợp các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên trong phòng và điều trị các bệnh cấp và mạn tính?
Nhiều bệnh cấp tính như cảm, cúm, viêm nhiễm do vi trùng, siêu vi trùng, nấm bệnh... xuất hiện khi chúng ta không được khỏe, do hệ miễn dịch của chúng ta suy yếu. Các bệnh mạn tính phổ biến và gây tử vong nhiều nhất cho con người như bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, tắc nghẽn phổi, hen suyễn, béo phì, trầm cảm, các hội chứng chuyển hóa và rối loạn hệ tiêu hóa, bệnh viêm khớp, dị ứng, u nang, u xơ... phần nhiều có nguồn gốc từ chế độ dinh dưỡng lệch lạc, môi trường ô nhiễm và cuộc sống tinh thần căng thẳng…
Các thuốc hóa dược đại bộ phận dùng để làm giảm triệu chứng, làm tăng chỉ số này, giảm chỉ số kia trong cơ thể người bệnh, nhưng rất ít khi chúng động tới nguyên nhân của bệnh tật và vì thế hầu như không có khả năng chữa khỏi bệnh. Các thuốc hóa dược đều có những hậu quả phụ và nhiều khi các phản ứng này được nhận thức và điều trị bằng một thuốc khác như một bệnh lý mới.
Thực tế đã cho thấy nhiều thuốc men có thể được thay thế bằng vitamin, dược thảo, axit amin, sản phẩm trợ sinh, thức ăn sạch và giàu chất dinh dưỡng, cả thực phẩm chức năng cũng như biện pháp không dùng thuốc.
Việc người ta khẳng định chỉ có thuốc do các hãng dược bào chế và được bác sỹ kê đơn mới có tác dụng phòng và chữa bệnh chẳng qua là việc làm theo định kiến và sự lệ thuộc kinh tế vào công nghệ y dược hiện đại.
Vì sao thực phẩm chức năng và các phương pháp điều trị không dùng thuốc men ít được nghiên cứu, được phổ biến để ứng dụng rộng rãi?
Con người, với trí tuệ, kinh nghiệm và khả năng quan sát, phân tích của họ, đã tìm ra và ứng dụng rất nhiều sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống, phòng và chữa bệnh. Bản thân con người, cùng những thứ cần thiết nhất để chúng ta sống và tồn tại, phát triển, làm nên những việc phi thường, đều do thiên nhiên tạo ra.
Khoa học chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển và nâng cao đời sống của chúng ta dựa vào những quy luật tự nhiên và những gì có trong thiên nhiên. Bởi vậy, 
 đừng nên lấy khoa học làm con "ngáo ộp" và những tôn chỉ của tổ chức này, đại học kia... để làm thước đo và luật lệ cho mọi vấn đề, nhất là khi vấn đề đó liên quan tới sức khỏe và bệnh tật.
Mặc dù có những tiến bộ nhất định, nhưng những hiểu biết về cơ thể con người, bệnh tật cũng như cách phòng và điều trị của y học ngày nay còn rất hạn chế. Hiểu biết của chúng ta về khả năng phòng và chữa bệnh của các chất có nguồn gốc thiên nhiên cũng như sức mạnh tiềm tàng của cơ thể hiện nay chỉ là một con số giới hạn của sự vô hạn.
Nhưng cách nói như "không thể làm được" cái gì "vì khoa học chưa chứng minh được", là sự vô trách nhiệm phổ biến của những người lầm tưởng mình đang đứng ở đỉnh cao của khoa học.
Một điều đáng tiếc là đã có rất nhiều nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu dịch tễ học và lâm sàng cho thấy khả năng phòng và chữa bệnh ưu việt của nhiều sản phẩm thiên nhiên, thực phẩm chức năng và cả phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, đã bị vùi dập vào dĩ vãng.
Các tác giả nghiên cứu rất ít khi công bố được công trình của họ trên các tạp chí y khoa lớn vì đại bộ phận thẩm định viên của các tạp chí này thiên về khuynh hướng y dược hiện đại.
Các nguồn tài trợ, kinh phí để tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm hoặc phương pháp này cũng rất hạn chế để có thể cạnh tranh được với số tiền lên tới hàng tỉ đô-la mà các hãng dược phẩm đa quốc gia có thể bỏ ra để làm thuốc và quảng bá chúng. Việt Nam có đủ kinh nghiệm và tiềm năng để trở thành cường quốc về y học thiên nhiên.
Với đường lối đúng đắn, sự học hỏi thường xuyên và vận dụng sáng tạo, y học dân tộc và thiên nhiên Việt Nam đã đặt được nền móng ở hầu hết các bệnh viện, trạm xá, các đại học y… với những bài thuốc và phương pháp chữa bệnh rất độc đáo và hiệu quả.
Một ví dụ có thể đơn cử ở đây là sự phát hiện và ứng dụng Artemisinin và các dẫn xuất để điều trị bệnh sốt rét. Dược phẩm này đã được chiết xuất từ cây thanh hao hoa vàng bởi các nhà khoa học Trung Quốc, Mỹ và đã được ứng dụng để điều trị cũng như cứu mạng hàng triệu người bệnh ở châu Phi và châu Á.
Artemisinin đã được phát hiện nhờ những tài liệu cổ điển có từ hàng nghìn năm trước và hầu như không làm đau một súc vật thực nghiệm nào cũng như không cần chi phí tốn kém cho các thử nghiệm lâm sàng. Mặc dù kết quả điều trị cũng như độ an toàn của Artemisinin theo kinh nghiệm của các bác sỹ ở Việt Nam và châu Phi là vượt trội so với các thuốc cổ điển, Cơ quan quản lý về dược phẩm của Hoa Kỳ (FDA) đã áp đặt và kìm hãm việc sử dụng Artemisinin trong một thời gian dài chỉ với lý do: Nó chưa được kiểm nghiệm qua thử nghiệm lâm sàng.
Đến khi các nước châu Phi đồng loạt phản đối và không tuân theo sự phán quyết của FDA và Chính phủ Mỹ, thì Tổ chức Y tế Thế giới đã phải chấp nhận đưa Artemisinin vào các chương trình phòng chống và điều trị sốt rét trên toàn cầu.
Những nhà khoa học tham gia vào phát hiện và tách lọc được Artemisinin đáng nhẽ phải xứng đáng được 2 giải Nobel về y học, bởi vì họ đã làm một việc mang lại lợi ích cho những bệnh nhân bị sốt rét (đại bộ phận là người nghèo) to lớn hơn nhiều so với các công trình khoa học và phát minh đã được giải Nobel trong những năm gần đây.
Các sản phẩm thiên nhiên và thực phẩm chức năng có đáng sợ không?
Nếu được bào chế đúng tiêu chuẩn và dùng đúng, hầu hết các sản phẩm này có tính an toàn vượt trội so với các dược phẩm. Chúng ta phải thấy vui mừng vì nước nhà đã có những hãng bào chế và phân phối có uy tín, trách nhiệm với 
 sản phẩm thuốc thiên nhiên, cũng như thực phẩm chức năng có chất lượng và giá trị phòng, chữa bệnh tốt. Mặc dù những nguy cơ, tác hại của thuốc thiên nhiên cũng như thực phẩm chức năng luôn được đề cập và thổi phồng, nhưng những con số sau đây nói lên tất cả:
- Năm 2005: Không có một trường hợp tử vong nào do vitamin và thực phẩm chức năng được báo cáo ở Mỹ, mặc dù có tới hơn 70% người Mỹ dùng các sản phẩm này (theo Trung tâm quản lý về ngộ độc của Mỹ, trang 588 KBPDF).
- Con số tử vong do dùng thuốc theo đúng chỉ định gây ra trong các bệnh viện tại Mỹ năm 2005 là khoảng 106 nghìn trường hợp (theo Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ).
Trong lĩnh vực nào của đời sống cũng có kẻ xấu người tốt. Chúng ta hãy giúp người dân hiểu biết và loại bỏ những sản phẩm tồi, nhưng đồng thời cần tạo điều kiện giúp đỡ, phát triển những phát hiện và ứng dụng của thực phẩm chức năng, thuốc thiên nhiên mới và cổ điển vì lợi ích của người bệnh và cả nền kinh tế của đất nước.
Nếu làm được việc này, Y tế Việt Nam có thể đón trước chiều hướng không thể thay đổi của nhân loại trong một tương lai không xa, đó là quay lại với các sản phẩm thiên nhiên để phòng và chữa bệnh.
Nếu biết lắng nghe, học hỏi, tiếp thu kiến thức dân gian và luôn tìm kiếm, chúng ta có thể sẽ tìm được cách khống chế và hạn chế những căn bệnh hiểm nghèo nhất của thời đại. Như Paracelsus, một triết gia vĩ đại của nhân loại, đã nói: "Thiên nhiên không tạo ra bệnh gì mà không có thuốc để trị nó".
TS.BS. HOÀNG XUÂN BA
BS. TS Stephen Levine
BS. TS Hoàng Xuân Ba
Sức khỏe của chúng ta phụ thuộc nhiều vào hoạt động của bộ máy tiêu hoá. Bình thường, trong hệ thống tiêu hoá có 2 loại vi khuẩn thường xuyên tồn tại, đó là các vi khuẩn có lợi cho cơ thể chiếm khoảng 85%, còn lại 15% là các vi khuẩn có tiềm năng gây bệnh.
Hệ vi khuẩn có lợi ở đường ruột là một yếu tố vô cùng quan trọng không chỉ cho chức năng tiêu hoá thức ăn, thải độc, bài tiết, chuyển hoá mà còn liên quan đến sự tổng hợp các yếu tố vi lượng (vitamin, các men: enzym) các nội tiết tố đường tiêu hoá, các chất kháng sinh tự nhiên để kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn cũng như nấm gây bệnh.
Đặc biệt, vi khuẩn có lợi ở đường ruột còn tác động tích cực đến cả hệ miễn dịch (sức đề kháng) của toàn bộ cơ thể, nhất là tại các màng hoạt dịch như ở: các xoang, miệng, tai mũi họng, đường hô hấp, đường ruột, tiết niệu và gan mật...
Trong quá trình sinh sống, nếu ăn thức ăn có chứa quá nhiều chất bảo quản thực phẩm, thức ăn chứa độc tố sinh ra từ việc nấu nướng và chế biến, chế độ ăn uống không hợp lý...hoặc sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, dùng hoá chất (hoá trị), các liệu pháp vật lý (xạ trị) để điều trị bệnh sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong cơ quan tiêu hoá, dẫn đến tổn thương niêm mạc ruột, viêm, loét...(do sự phát triển quá mức của các vi khuẩn tiềm tàng và nấm..)
Đường tiêu hoá bị tổn thương không những làm giảm khả năng hấp thụ các chất bổ dưỡng (đối với hệ thống tiêu hoá bị suy giảm, cơ thể chỉ hấp thụ từ 5% đến 50%) mà chức năng đào thải độc tố cũng bị kém đi. Kết quả là làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ bị các bệnh nhiễm trùng, các bệnh viêm, dị ứng, bệnh tự miễn, không chỉ cho đường tiêu hoá mà còn cho nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Đã từ nhiều năm nay, các nhà khoa học đã dùng các loại vi khuẩn lành tính có nguồn gốc từ các sản phẩm sữa, sữa chua, các loại thực phẩm và nước uống lên men để tăng cường sức khoẻ, chống bệnh tật và tăng tuổi thọ.

VIÊM GAN - UNG THƯ GAN
BS NguyênBichLiên (bài do ban SungTruong giới thiệu)
Là một bác sĩ chuyên về ung thư, tôi phải đối diện và chiến đấu với sự chết hằng ngày. Có nhiều khi thắng trận, nhưng phải thành thật mà nói là rất nhiều khi thua. Có những trường hợp thua mà tôi không buồn gì lắm vì tuy cuối cùng thua trận nhưng mình đã kéo dài thêm sự sống cho bệnh nhân một cách có ý nghĩa. Chuyện làm tôi buồn khổ nhất là mình đành bó tay vì khi bệnh nhân đến gặp, bệnh đã đến thời kỳ "hết thuốc chữa". Lại càng đau đớn hơn khibệnh nhân là một em bé, một thanh niên hay thiếu nữ, hay một ngưòi trung niên còn đang tràn trề nhựa sống. Vì tôi biết rằng những bệnh có thể ngừa được, hay ít ra có thể truy tầm ra sớm và chữa lành được. Thế mà...
Một trong những bệnh ung thư làm tôi quan tâm nhất là bệnh ung thư gan. Đây là bệnh gây ra cái chết vì ung thư đứng hàng thứ hai cho nam giới người Việt nói riêng và người Đông Nam Á nói chung, chỉ sau ung thư phổi. Hơn nữa, người bệnh thường là những thanh niên hay trung niên đang ở vào giai đoạn sung mãn và thường đang, hay sẽ là rường cột cuả gia đình, xã hội và đất nước. Năm ngoái, một thanh niên người Việt vào bệnh viện vì tự nhiên bị đau bụng bất thình lình. Các bác sĩ khám phá ra là gan cuả anh đã bị nhiễm siêu vi viêm gan B và anh đã bị ung thư gan ở thời kỳ cuối cùng. Anh đã không hề biết là anh đã bị siêu vi viêm gan B. Thanh niên này mới có 27 tuổi, vừa học xong đại học và đang nghĩ đến chuyện kết hôn. Anh đã chết không đầy ba tháng sau khi tìm ra bệnh. Đây không phải là một chuyện hiếm hoi, mà là điều rất thường thấy ở cộng đồng Á Châu. Bệnh thường được phát hiện một cách bất thình lình, không có dấu hiệu gì báo trước. Và khi tìm ra thì đã quá trễ.
Một bác sĩ người gốc Trung Hoa tên Mark Lim ở San Francisco mới 30 tuổi, vừa ra trường, chưa kịp nghĩ đến gia đình vợ con, bị đau bụng dữ dội, tưởng là mình bị loét bao tử vì làm việc quá độ. Nhưng không, anh đã bị ung thư gan khắp cả hai bên lá gan và anh đã mất không lâu sau đó. Bốn năm trước, anh đã được cho biết là anh bị viêm gan B, nhưng các bác sĩ điều trị nơi anh đang học y khoa bảo anh đừng lo vì viêm gan còn ở trạng thái "carrier" (nôm na là "ngủ"), và anh không cần phải truy tầm ung thư gan cho đến khi anh ở tuổi 50 hay 60. Những lời khuyên này có thể đúng cho người da trắng bị bệnh gan vì  uống rượu hay mới bị viêm gan C, nhưng không đúng cho người Á Châu. Các bác sĩ cuả bác sĩ Mark Lim, và ngay Mark, chính mình là một bác sĩ, đã không biết là đang có một trận dịch ung thư gan gây ra bởi siêu vi B trong những thanh niên gốc Á. Và họ cũng không biết là người gốc Á có cơ hội bị chết vì ung thư gan cao hơn người da trắng gấp 10 lần.
Taị sao như vậy? Tại sao bác sĩ Mark Lim, người đã học ra bác sĩ từ một trường đại học y khoa nổi tiếng, và các ông thầy của anh, đã không biết gì về những dữ kiện này? Bác sĩ Samuel So, giám đốc Trung Tâm Bệnh Gan Á Châu taị đại học Stanford, giải thích như sau: "Chỉ trong một thế giới y khoa hoàn toàn lệ thuộc vào khuôn thuớc cuả người da trắng trong việc chẩn bệnh và chữa bệnh, mới có thể có sự sai biệt về sức khoẻ nhiều như vậy". Nói một cách rõ ràng hơn, những nghiên cứu và quan tâm về các vấn đề y tế cuả người Á Châu có rất ít. Các cơ quan chính quyền cũng như dư luận toàn quốc không quan tâm đến, vì những cuộc nghiên cứu y khoa tại Mỹ hay Âu Châu thường chỉ có sự tham dự của người da trắng. Vì người da trắng ít bị viêm gan và ung thư gan, đây không phải là quan tâm hàng đầu của họ. Người Á Châu thì hoặc không biết hay không quan tâm đến và thờ ơ không muốn biết, nếu chính họ chưa bị mắc phải. Người Á Châu còn có khuynh hướng sợ sệt hay bảo thủ, không muốn tham gia vào các cuộc nghiên cứu để tìm thêm về bệnh, hay các phương pháp chẩn bệnh, trị liệu mới. Do đó, nếu người da trắng không tìm hiểu hay nghiên cứu thì chúng ta cũng đành thúc thủ vậy. Những cách suy nghĩ và thái độ tiêu cực này cần được thay đổi, càng sớm càng tốt.
Ta có thể làm được gì?
Những điều cần biết về bệnh viêm gan B và ung thư gan.
1. Tỉ lệ bị viêm gan B và C ở người Việt và Á châu rất cao. Tỉ lệ cuả B là 16% và cuả C là 10%. Có thể cao hơn vì nhiều người không thử.
2. Đàn ông Việt Nam có tỉ lệ bị ung thư gan cao nhất ở Hoa Kỳ, gấp 13 lần người Mỹ trắng. (Người gốc Đại Hàn gấp 8 lần và người gốc Hoa gấp 6 lần)
3. Nguyên nhân chính gây ra ung thư gan ở người Á Châu là viêm gan B. Với viêm gan B, người bệnh có thể bị ung thư gan khi gan chưa bị chai, và ngay cả khi thử máu không thấy có dấu hiệu siêu vi B đang hoạt động.
4. Viêm gan B cũng gây ra cái chết vì chai gan hay viêm gan cấp tính.
5. Những người bị nhiễm viêm gan B khi còn thơ ấu hay lúc lọt lòng mẹ, có tỷ lệ bị ung thư gan rất cao, đến 40% và có thể ở  tuổi rất trẻ như hai trường hợp kể trên.
6. Hiện thời có thuốc để chữa viêm gan B. Tuy nhiên hiệu quả chữa lành cuả các thuốc này còn thấp, chỉ dưới 20%. Do đó, nhiều thuốc mới đang được thí nghiệm.
7. Chích ngừa viêm gan B nếu chưa bị mắc bệnh là cách tốt nhất để ngừa chứng hư gan vì siêu vi B và ung thư gan.
8. Các trẻ em sinh ở Mỹ trong vòng 20 năm qua đều đã được chích ngừa viêm gan B. Ngoài ra trẻ em vào lớp Bảy cũng phải được chích ngừa cho siêu vi B. Tuy nhiên, còn rất nhiều trẻ em chưa được chích ngừa.
9. Viêm gan C thường có tính cách mãn tính và thường 20 đến 30 năm sau mới gây ra bệnh nặng như chai gan, ung thư hay hư gan.
10. Ngưòi bị viêm gan C cũng dễ bị ung thư gan, nhưng thường thì phải bị chai gan trước khi trở thành ung thư gan.
11. Cũng có thuốc chữa bệnh viêm gan C, phải dùng cả thuốc uống và thuốc chích và cơ hội chữa bệnh khoảng 50%.
12. Chưa có thuốc chích ngưà cho viêm gan C
13. Cả viêm gan B và C đều truyền đi qua sự đụng chạm về máu như truyền máu, sử dụng kim chích, dùng dao cạo râu, bàn chải đánh răng, v.v cuả ngưòi bệnh. Sự giao hợp cũng có thể làm lây bệnh viêm gan B và C từ người này qua người khác. Truyền máu ở nước Mỹ rất an toàn trong vấn đề này vì tất cả máu đều đã được thử siêu vi viêm gan B, C và HIV
14. Ăn cùng mâm cùng dĩa không bị lây viêm gan B hay C, nhưng có thể làm lây viêm gan A là một loại viêm gan thường nhẹ và thường không gây những hậu quả tai hại về sau. Tuy nhiên, nếu bị lây bệnh này sau khi đã bị viêm gan B hay C thì gan có thể sẽ bị yếu đi nhiều và gây thêm thương tích cho gan.
15. Uống rượu khi đã bị viêm gan B hay C có thể làm gan yếu hơn, gia tăng cơ hội bị chai gan hơn, và gia tăng cơ hội bị ung thư gan hơn. Vì vậy, nếu muốn uống rượu, xin chỉ uống vừa phải nếu gan cuả quý vị tốt và không bị nhiễm siêu vi B hoặc C hay một bệnh gan nào khác. Nếu bị bệnh gan, nhất là nếu bị siêu vi B hay C, xin tuyệt đối đừng uống rượu. Quý vị nên biết là nguyên nhân gây chai gan và ung thư gan nhiều nhất cho những người không bị siêu vi gan B hay C là rượu.
Những điều nên làm:
16. Tất cả mọi người Á châu nên được thử máu để xem có bị viêm gan B hay C không. Ngoài ra cũng nên thử xem đã được miễn nhiễm viêm gan A và B hay chưa. Xin hỏi bác sĩ cuả quý vị để thử ngay nếu chưa thử bao giờ.
  17. Nếu kết quả thử máu có Hepatitis B surface antigen HBsAg (dương tính) (positive), quýù vị cần thử lại sáu tháng sau. Nếu vẫn dương tính, quý vị đã bị viêm gan B.
18. Trong trường hợp này, quý vị cần được theo dõi chức năng gan, lượng AFP (alpha-fetoprotein) trong máu mỗi sáu tháng, và siêu âm gan mỗi một năm để truy tầm ung thư gan. Quý vị cũng nên gặp bác sĩ chuyên môn về gan để xem có cần chữa bệnh viêm gan B hay chưa.
19. Nếu không có HBsAg (âm tính), tức là chưa mắc bệnh, thì phải xem Hepatitis B antibody tức HbsAb xem có đủ cao hay không. Nếu trên 10, có nghiã là bạn đã được miễn nhiễm. Nếu âm tính hay thấp hơn 10, bạn cần được chích ngừa viêm gan B.
20. Với viêm gan C, nếu có Hepatitis C antibody tức HCV Ab dương tính, quý vị có lẽ đã bị viêm gan C, chứ không có nghiã là quý vị đã được miễn nhiễm đâu. Nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa gan ngay để thử nghiệm xem lượng vi khuẩn có cao không, chức năng gan còn tốt không và quý vị có phải chữa trị hay không vào lúc này.
21. Nếu đã bị chai gan vì bất cứ lý do nào, qúy vị cần được theo dõi kỹ và được truy tầm ung thư gan với lượng AFP (alpha-fetoprotein) trong máu mỗi sáu tháng, và siêu âm gan mỗi năm một lần dù cho quý vị không có triệu chứng gì cả.
22. Nếu máu không có lượng kháng thể IGG hay Total Antibody cuả viêm gan A, thì quý vị chưa được miễn nhiễm viêm gan A và nên nghĩ đến chuyện chích ngưà, nhất là nếu quý vị đã bị viêm gan B hay C, để bảo vệ gan không bị hư haị thêm trong trường hợp nhiễm thêm viêm gan A. Cũng nên chích ngừa nếu qúy vị đi đến vùng có dịch như Việt Nam hay Mexico chẳng hạn.
23. Nên nhớ: chưa có thuốc chích ngưà viêm gan C. Do đó, nếu quý vị đã miễn nhiễm siêu vi A va B, quý vị vẫn có thể bị nhiễm siêu vi C. Xin tránh những hành động có thể gây ra sự truyền nhiễm qua đường máu từ người này qua người khác như dùng kim chích, bàn chải đánh răng, dao cạo chung. Hãy dùng kim mới khi đi xâm mình, châm cứu, hay lễ giác, và dùng đồng xu mới và riêng cho từng người để cạo gio.ù
24. Hãy sử dụng bao cao su khi giao hợp hay các biện pháp an toàn khác như tránh quan hệ tình dục với nhiều người.
25. Tránh uống rượu. Nếu đã bị viêm gan B hay C rồi thì tuyệt đối không uống rượu.
26. Hãy nhắc nhở con em về những điều trên và loan truyền những tin tức này cho những người khác.
  27. Hãy hăng hái tham gia vào những công trình nghiên cứu y khoa nếu hội đủ điều kiện.
Mọi chi tiết về các hoạt động của Hội Ung Thư Việt Mỹ  tại số hoặc trang web

Sản xuất Virus viêm gan C lây nhiễm bằng cách phân biệt tốt, tăng trưởng bị bắt từ tế bào con người hepatoma - †
Bruno Sainz, Jr. Bruno Sainz, Jr. and Francis V. Chisari và Francis V. Chisari * *
Department of Molecular and Experimental Medicine, The Scripps Research Institute, La Jolla, California 92037 Sở Y học phân tử và thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Scripps, La Jolla, California 92037
* Corresponding author. * Tương ứng với tác giả. Mailing address: Department of Molecular and Experimental Medicine, The Scripps Research Institute, 10550 North Torrey Pines Road, SBR-10, La Jolla , CA 92037 . Địa chỉ gửi thư: Sở Y học phân tử và thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Scripps, 10550 Bắc Torrey Pines Road, SBR-10, La Jolla, CA 92037. Phone: (858) 784-8228. Điện thoại: (858) 784-8228. Fax: (858) 784-2160. Fax: (858) 784-2160. E-mail:fchisari@scripps.edu E-mail:fchisari@scripps.edu . .
Received May 23, 2006; Accepted July 31, 2006. Nhận ngày 23 tháng năm 2006 Chấp nhận July 31, năm 2006.
This article has been cited by other articles in PMC. Bài viết này đã đượctrích dẫn bài viết khác trong PMC.
Abstract Tóm tắt
Dimethyl sulfoxide (DMSO) has been shown to induce the differentiation of primary hepatocytes in vitro. Dimethyl sulfoxide (DMSO) đã được hiển thị để tạo ra sự khác biệt của các tế bào gan chính trong ống nghiệm. When actively dividing poorly differentiated human hepatoma-derived (Huh7) cells were cultured in the presence of 1% DMSO, cells became cytologically differentiated and transitioned into a nondividing state, characterized by the induction of hepatocyte-specific genes. Khi tích cực chia kém phân biệt tế bào con người hepatoma có nguồn gốc từ (Huh7) được nuôi trong sự hiện diện của DMSO 1%, các tế bào trở nên cytologically khác biệt và chuyển vào một trạng thái nondividing, đặc trưng bởi sự cảm ứng của gen cụ thể tế bào gan. Moreover, these cells were highly permissive for acute hepatitis C virus (HCV) infection, and persistent long term infection of these cultures could also be achieved. Hơn nữa, những tế bào rất dễ dãi cho nhiễm trùng cấp tính viêm gan C (HCV) virus, và nhiễm trùng dai dẳng lâu dài của các nền văn hóa cũng có thể đạt được. As HCV naturally replicates in highly differentiated nondividing human hepatocytes, this system may more accurately mimic the conditions under which HCV replicates in vivo than previous models using poorly differentiated rapidly dividing hepatoma cells. Như HCV tự nhiên tái tạo được khác biệt nondividing tế   bào gan của con người, hệ thống này chính xác hơn có thể bắt chước các điều kiện theo đó HCV sao chép trong cơ thể hơn so với các mô hình trước đây bằng cách sử dụng các tế bào hepatoma kém phân biệt nhanh chóng phân chia.
Hepatitis C virus (HCV) is a positive-stranded RNA virus that causes acute and chronic hepatitis and hepatocellular carcinoma ( 15 ). Virus viêm gan C (HCV) là một RNA sợi dương tính vi rút gây ra viêm gan cấp tính và mãn tính và ung thư biểu mô tế bào gan ( 15 ). A striking feature of HCV infection is that at least 70% of infections persist and cause chronic liver disease of various severities ( 1 - 3 , 34 ). Một tính năng nổi bật của bệnh viêm gan C ít nhất 70% các bệnh nhiễm trùng vẫn tồn tại và gây ra bệnh gan mãn tính cuộc thử thách gay gokhác nhau ( 1 - 3 , 34 ). Although in vitro subgenomic and full-length replicon systems have yielded much insight into HCV translation and RNA replication in human hepatoma-derived Huh7 cells ( 1623 , 33 ), our understanding of the rest of the HCV life cycle has been limited due to the lack of infectious cell culture models of HCV infection. Mặc dù trong subgenomic ống nghiệm và các hệ thống replicon đầy đủ độ dài đã mang lại cái nhìn sâu sắc nhiều vào HCV dịch và nhân rộng RNA trong hepatoma con người có nguồn gốc từ Huh7 tế bào ( 16 ,23 , 33), sự hiểu biết của chúng ta về phần còn lại của chu kỳ cuộc sống HCV đã được hạn chế do thiếu các mô hình văn hóa truyền nhiễm tế bào của bệnh viêm gan C. Thanks to the recent identification of a full-length genotype 2a HCV genome (JFH-1) that replicates and produces infectious virus in cell culture (22 , 39 , 43 ) and the discovery that full-length RNA from an HCV genotype 1a genome (clone H77) containing cell culture-adaptive mutations is also infectious in vitro ( 20 , 42 ), the entire HCV life cycle is now accessible for investigation. Đến việc xác định gần đây của một chiều dài toàn kiểu gen HCV 2a bộ gen (JFH-1) để tái tạo và sản xuất vi rút lây nhiễm trong nuôi cấy tế bào ( 22 ,39 , 43 ) và phát hiện ra rằng RNA có độ dài đầy đủ từ hệ gen HCV genotype 1a ( bản sao của H77) có chứa đột biến thích nghi nuôi cấy tế bào cũng là nhiễm trùng trong ống nghiệm ( 20 , 42 ), toàn bộ vòng đời HCV bây giờ là có thể truy cập để điều tra. To date, HCV infection and replication in vitro have been studied in actively dividing asynchronous cultures of Huh7 cells or Huh7-derived cells that cannot respond to intracellular double-stranded RNA ( 43 ). Cho đến nay, HCV và nhân rộng trong ống nghiệm đã được nghiên cứu tích cực chia các nền văn hóa không đồng bộ của Huh7 tế bào hoặc các tế bào có nguồn gốc từ Huh7 không thể đáp ứng trong tế bào sợi đôi RNA ( 43). Accordingly, these systems may not accurately mimic the events that occur during a natural HCV infection in vivo, as hepatocytes are naturally nondividing, differentiated ( 26 ), and fully responsive to double-stranded RNA ( 21 ). Theo đó, các hệ thống này có thể không chính xác bắt chước các sự kiện xảy ra trong một bệnh viêm gan C tự nhiên trong cơ thể, như tế bào gan tự nhiên nondividing, khác biệt ( 26 ), và hoàn toàn đáp ứng RNA sợi đôi ( 21 ). In order to enhance the physiological relevance of the existing HCV infection systems, we asked   whether dimethyl sulfoxide (DMSO)-treated Huh7 cells that are highly differentiated and growth arrested are also permissive for HCV infection. Để tăng cường sự liên quan sinh lý của hệ thống bệnh viêm gan C hiện có, chúng tôi hỏi liệu dimethyl sulfoxide (DMSO) được điều trị Huh7 tế bào được đánh giá cao sự khác biệt và tăng trưởng bị bắt giữ cũng cho phép đối với bệnh viêm gan C.
Effect of DMSO on Huh7 cells. Hiệu lực của DMSO trên Huh7 tế bào.
DMSO, a dipolar aprotic solvent, has been used extensively to induce or maintain differentiation of numerous primary or tumor cell lines ( 4 - 6 , 8 - 1013 , 14 , 17 - 19 , 27 , 30 , 35 , 38 , 44 ). DMSO, một dung môi aprotic lưỡng cực, đã được sử dụng rộng rãi để tạo ra hoặc duy trì sự khác biệt của rất nhiều dòng tế bào ban đầu hoặc khối u ( 4 - 6 , 8 - 10 ,13 , 14 , 17 - 19 , 27 , 30 , 35 , 38 , 44) . The mechanism by which DMSO induces differentiation of certain cell types remains unclear; however, DMSO has been shown to affect cell membrane integrity ( 25 ), alter intracellular signaling processes (eg, protein kinase C activity and integrin expression) ( 12 , 24), and affect cellular alternative splicing (7 ), all of which may contribute to its potential to promote cell differentiation and alter cell proliferation. Cơ chế mà theo đó DMSO gây ra sự khác biệt của một số loại tế bào vẫn còn chưa rõ ràng, tuy nhiên, DMSO đã được chứng minh ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của màng tế bào (25), thay đổi các quy trình nội bào tín hiệu (ví dụ, protein kinase C hoạt động  biểu hiện integrin ) (12, 24), và ảnh hưởng đến nối thay thế di động ( 7 ), tất cả đều có thể đóng góp vào tiềm năng của mình để thúc đẩy sự khác biệt tế bào và thay đổi phát triển tế bào. Thus, we examined the capacity of DMSO to induce a more differentiated state in Huh7 cells. Vì vậy, chúng tôi đã kiểm tra năng lực của DMSO để tạo ra một trạng thái khác biệt hơn trong Huh7 tế bào. Initially, we examined the morphological appearance and growth kinetics of Huh7 cells seeded in collagen-coated plates and continuously cultured in the presence of 1% DMSO for 20 days. Ban đầu, chúng tôi đã kiểm tra sự xuất hiện hình thái học và động học tăng trưởng của Huh7 tế bào hạt trong tấm phủ collagen và liên tục nuôi trong sự hiện diện của DMSO 1% trong 20 ngày. As shown in Fig. 1A and B , Huh7 cells cultured in the presence of 1% DMSO formed tightly packed monolayers of mono- and binucleated cells displaying the typical pavement-like cytological features of primary hepatocytes. Như thể hiện trong hình 1A và B , Huh7 tế bào nuôi trong sự hiện diện của 1% DMSO hình thành monolayers đóng gói chặt chẽ của các tế bào mono và binucleated hiển thị vỉa hè điển hình như các tính năng tế bào học của tế bào gan chính . The cells also exhibited a low nucleus-to-cytoplasm ratio and contained multiple distinct nucleoli (Fig. ​(Fig.1B, 1B , inset). Although Huh7 cells cultured in the absence of DMSO initially formed tightly packed monolayers, by day 10 postseeding, monolayer integrity was compromised and cell death, measured by floating cells in the culture supernatant, was extensive (data not shown). Các tế bào này cũng trưng bày một tỷ lệ hạt nhân-to-tế bào chất thấp và có nhiều khác biệt nucleoli (Hình(Fig.1B, 1B , inset) Mặc dù     Huh7 tế bào được nuôi trong các trường hợp không có DMSO hình thành ban đầu monolayers chặt chẽ đóng gói, ngày 10 postseeding , toàn vẹn đơn lớp đã bị xâm nhập và chết tế bào, được đo bởi các tế bào trôi nổi trên bề văn hóa, đã được mở rộng (dữ liệu không được hiển thị).
DMSO-induced differentiation of Huh7 cells. DMSO gây ra sự khác biệt của Huh7 tế bào. (A) Phase contrast micrograph of Huh7 cells cultured on BioCoat collagen-coated plates (Becton Dickinson, Franklin Lakes, NJ) in the presence of 1% DMSO (vol/vol) (Sigma-Aldrich, St. Louis, MO) and photographed (more ...) (A) Giai đoạn hiển vi tương phản của Huh7 tế bào nuôi trên BioCoat tấm phủ collagen (Becton Dickinson, Franklin Lakes, NJ) trong sự hiện diện của 1% DMSO (vol / vol) (Sigma-Aldrich, St Louis, MO) và chụp ảnh (...)
The growth kinetics of the DMSO-treated Huh7 cells was evaluated in each of three wells up to day 20 post-DMSO treatment. Động học tăng trưởng của DMSO xử lý Huh7 tế bào được đánh giá trong mỗi ba giếng lên đến điều trị ngày sau DMSO 20. During the first 6 days, cell numbers increased approximately 1.5-fold per day on average, after which the cells became growth arrested and remained nondividing for up to 20 days post-DMSO treatment (Fig. ​(Fig.2). 2 ). Trong 6 ngày đầu tiên, số lượng tế bào tăng khoảng 1,5 lần mỗi ngày trung bình, sau đó các tế bào trở nên tăng trưởng bị bắt giữ và duy trì nondividing lên đến 20 sau điều trị-DMSO ngày ( Hình (Hình 2).2) . Propidium iodide staining was performed, as described previously ( 11), in order to determine the cell cycle distribution of DMSO-treated Huh7 cells. Propidium nhuộm iốt đã được thực hiện, như mô tả trước đây ( 11 ), để xác định phân phối chu kỳ tế bào của DMSO xử lý Huh7 tế bào. As shown in Fig. ​Fig.1C, 1C , approximately 92% of Huh7 cells cultured for 20 days in the presence of 1% DMSO were arrested in G 0 /G 1 and, therefore, nondividing. Như thể hiện trong hình Fig.1C, 1C , khoảng 92% của Huh7 các tế bào nuôi cấy trong 20 ngày trong sự hiện diện của 1% DMSO đã bị bắt giữ trong G 0 / G 1, do đó, nondividing. As a reference, propidium iodide staining was also performed on cycling non-DMSO-treated Huh7 cells and approximately 63%, 13%, and 22% of the proliferating Huh7 cells were in G 0 /G 1 , S, and G 2 , respectively (data not shown). Là một tài liệu tham khảo, propidium nhuộm iốt cũng được thực hiện trên xe đạp Huh7 tế bào không DMSO được điều trị và khoảng 63%, 13%, và 22% Huh7 tế bào sinh sôi trong G 0 / 1 G, S, và G 2, tương ứng (dữ liệu không được hiển thị).
Growth kinetics and induction of hepatocyte-specific cellular genes in DMSO-treated Huh7 cells. Động học tăng trưởng và cảm ứng của tế bào gan-gen di động cụ thể trong DMSO xử lý Huh7 tế bào. For gene analysis, 8 × 10 4 Huh7 cells were plated in multiple wells of 12-well BioCoat collagen-coated plates. Đối với phân tích gen, 8 × 10 4 Huh7 tế bào đã được mạ trong các giếng nhiều collagen phủ BioCoat 12, tấm. Medium was supplemented with 1% DMSO (more ...) Vừa được bổ sung 1% DMSO (...)
  To characterize the differentiation status of the DMSO-treated Huh7 cells, we examined whether these cultures transcriptionally up-regulate the expression of human hepatocyte-specific cellular genes, as has been shown for primary hepatocytes cultured under the same conditions ( 5 , 6 , 8 , 14 , 17 , 18 ,27 , 31 ). Để mô tả tình trạng sự khác biệt của DMSO xử lý Huh7 tế bào, chúng tôi kiểm tra liệu những nền văn hóa phiên mã điều chỉnh sự biểu hiện của con người cụ thể gen di động tế bào gan, như đã được hiển thị cho các tế bào gan chính nuôi trong cùng điều kiện ( 5 , 6, 8 , 14 , 17 , 18 , 27 , 31 ). At indicated times post-DMSO treatment, total cellular RNA was extracted and the induction of hepatocyte-specific cellular genes was analyzed by quantitative, real-time reverse transcription-PCR (RT-QPCR) analysis as described previously (43 ). Tại lần chỉ sau DMSO điều trị, tổng số tế bào RNA được chiết xuất và sự cảm ứng của tế bào gan gen di động cụ thể được phân tích bằng cách đảo ngược định lượng thời gian thực, sao chép-PCR (RT-QPCR) phân tích như mô tả trước đây ( 43 ). PCR amplification was performed on cDNA templates using primers specific for human albumin (sense, 5′CGCCTGAGCCAGAGATTTC3′; and antisense, 5′GCCCTGTCATCAGCACATTC3′), hepatocyte nuclear factor 4-α (HNF4-α) (sense, 5′ACATTCGGGCGAAGAAGATT3′; and antisense, 5′ACTTGGCCCACTCAACGAG3′), and α-1-antitrypsin (A1AT) (sense, 5′TGCTGCCCAGAAGACAGATA3′; and antisense, 5′GGCGGTATAGGCTGAAGG3′). Khuếch đại PCR được thực hiện trên các mẫu cDNA bằng cách sử dụng sơn lót cụ thể cho con người albumin (ý nghĩa, 5'CGCCTGAGCCAGAGATTTC3 'và antisense, 5'GCCCTGTCATCAGCACATTC3'), yếu tố hạt nhân tế bào gan 4-α (HNF4-α) (cảm giác, 5'ACATTCGGGCGAAGAAGATT3; antisense, 5'ACTTGGCCCACTCAACGAG3 '), và α-1-antitrypsin (A1AT) (cảm giác, 5'TGCTGCCCAGAAGACAGATA3' và vô nghĩa, 5'GGCGGTATAGGCTGAAGG3 '). Glyceraldehyde-3-phosphate dehydrogenase (GAPDH) amplification (43 ) was used as a normalization control. Glyceraldehyde-3-phosphate dehydrogenase (GAPDH) khuếch đại (43 ) đã được sử dụng như một điều khiển bình thường. As illustrated in Fig. ​Fig.2, 2 , human albumin and A1AT mRNA expression was induced 7- and 4-fold, respectively, in Huh7 cells as early as 6 days post-DMSO treatment and further increased to 13- and 11-fold, respectively, during the last part of DMSO treatment (days 14 to 20). Như minh họa trong Hình Hình 2, 2 , con người albumin và A1AT biểu hiện mRNA đã gây ra 7 - 4 lần, tương ứng, trong Huh7 tế bào càng sớm điều trị sau DMSO 6 ngày và tiếp tục tăng lên đến 13 - và 11 - lần, tương ứng, trong phần cuối cùng của DMSO điều trị (ngày 14-20). Likewise, an average fourfold induction of the hepatocyte-specific transcription factor HNF4-α was also observed during the course of DMSO treatment (Fig. ​(Fig.2). 2 ). Tương tự như vậy, trung bình gấp bốn lần cảm ứng của yếu tố sao chép tế bào gan cụ thể HNF4-α cũng được quan sát trong quá trình điều trị của DMSO (Hình (Hình 2). 2 ). Induction of HNF4-α was of considerable interest, as this transcription factor has been shown to be necessary for liver phenotypic expression in hepatocyte cultures ( 29 ). Cảm ứng của HNF4-α được quan tâm đáng kể, như là nhân tố phiên mã này đã được chứng minh là cần thiết cho gan biểu hiện kiểu hình trong nền văn hóa tế bào gan ( 29 ) . In addition, when RNA extracted from a normal chimpanzee liver biopsy specimen was analyzed, mRNA expression levels similar to the levels detected in the DMSO-treated Huh7 cells were observed (data not shown). Ngoài ra, khi RNA được chiết xuất từ ​​một con tinh tinh bình thường gan mẫu sinh   Khiết được phân tích, mRNA mức độ biểu hiện tương tự như mức độ phát hiện trong DMSO được điều trị Huh7 tế bào được quan sát (dữ liệu không được hiển thị). Taken together, the results described above suggest that Huh7 cells cultured in the presence of DMSO become more differentiated, expressing characteristics associated with normal hepatocytes, including cytology, growth arrest, and increased induction of hepatocyte-specific cellular genes. Tóm lại, kết quả mô tả ở trên cho thấy rằng Huh7 tế bào nuôi cấy trong sự hiện diện của DMSO trở nên khác biệt hơn, thể hiện các đặc điểm liên quan đến các tế bào gan bình thường, bao gồm cả tế bào học, bắt giữ tăng trưởng, và tăng cảm ứng cụ thể gen di động tế bào gan. Importantly, these cultures have maintained these cytological characteristics and gene expression profiles for at least 200 days without splitting (Fig. ​(Fig.2 2 and data not shown). Quan trọng hơn, các nền văn hóa này đã duy trì những đặc điểm tế bào học và biểu hiện gen trong ít nhất là 200 ngày mà không cần tách (Hình ( Hình 2 2 và dữ liệu không được hiển thị).
Productive HCV infection of growth-arrested DMSO-treated Huh7 cells. Nhiễm HCV sản xuất tăng trưởng bị bắt giữ xử lý Huh7 tế bào DMSO.
Several groups have indicated a strong relationship between HCV replication and cell confluence, demonstrating that high confluence or superconfluence of Huh7 cells negatively impacts HCV replication ( 28 , 32 , 41 ). Một vài nhóm đã chỉ ra một mối quan hệ mạnh mẽ giữa sao chép HCV và ngã ba tế bào, chứng minh rằng hợp lưu hoặc superconfluence Huh7 tế bào tác động tiêu cực HCV sao chép ( 28 , 32 , 41 ) . Therefore, it was necessary to initially test whether the confluent, growth-arrested DMSO-treated cultures were permissive for HCV JFH-1 virus infection and replication. Vì vậy, nó là cần thiết để bước đầu kiểm tra xem, tốc độ tăng trưởng hợp lưu các nền văn hóa bị bắt DMSO được điều trị đã cho phép HCV JFH-1 bị nhiễm virus và nhân rộng. Following a 6-, 14-, or 20-day differentiation period in the presence of 1% DMSO, cultures were infected with HCV JFH-1 virus at a multiplicity of infection (MOI) of 0.01 focus forming units (FFU) per cell. Sau 6 -, 14, hoặc 20 ngày sự khác biệt giai đoạn trong sự hiện diện của DMSO 1%, các nền văn hóa đã bị nhiễm virus JFH-1 HCV tại một đa dạng của các nhiễm trùng (MOI) của 0,01 đơn vị tập trung hình thành (FFU) trên một tế bào. The culture supernatant and RNA were harvested at various time points postinfection (pi), and the kinetics of viral RNA replication and production of infectious virus were determined as described previously ( 43 ). Bề văn hóa và RNA được thu hoạch tại thời điểm postinfection khác nhau (pi), và động học của bản sao RNA virus và sản xuất của virus truyền nhiễm đã được xác định như mô tả trước đây ( 43 ). The data presented in Fig. ​Fig.3 3 illustrate that not only are DMSO-treated Huh7 cells highly permissive for HCV JFH-1 infection but the kinetics and levels of viral RNA expansion and infectious virus production are similar to what is observed for non-DMSO-treated Huh7 cells infected under subconfluent conditions. Các dữ liệu được  trình bày trong hình. hình 3 3 minh họa rằng không phải chỉ là DMSO xử lý Huh7 tế bào cao cho phép bị nhiễm trùng JFH-1 HCV, nhưng động học và mức độ mở rộng RNA virus và sản xuất vi rút lây nhiễm tương tự như những gì được quan sát thấy không -điều trị Huh7 tế bào bị nhiễm bệnh trong điều kiện subconfluent DMSO. To date, infection of Huh7 cells with JFH-1 virus has been carried out at subconfluence ( 22 , 39 , 43 ). Nhiễm trùng, ngày tháng của Huh7 các tế bào với JFH 1 virus đã được thực hiện tại subconfluence ( 22 , 39 , 43) . Interestingly, when overconfluent non-DMSO-treated Huh7 cells were infected with the same inoculum, viral RNA replication (Fig. ​(Fig.3A) 3A ) and the production of infectious virus in the supernatant (Fig. ​(Fig.3B) 3B ) were severely impaired. Thật thú vị, khi được điều trị overconfluent không DMSO Huh7 tế bào bị nhiễm cấy cùng, sao chép RNA virus (Hình (Fig.3A) 3A ) và sản xuất của virus truyền nhiễm trong bề (Hình (Fig.3B ) 3B ) đã bị suy giảm. A recent paper by Nelson and Tang demonstrates that cell superconfluence negatively affects HCV replicon replication, most likely by down-regulation of the de novo nucleoside biosynthetic pathway ( 28 ). Một bài báo gần đây của Nelson và nhà Đường cho thấy rằng superconfluence di động tiêu cực ảnh hưởng đến nhân rộng replicon HCV, rất có thể theo quy định của novo de con đường sinh tổng hợp nucleoside (28). Confluence and cell growth arrest, however, do not appear to limit HCV production in the DMSO-treated Huh7 cultures. Confluence và bắt giữ tăng trưởng tế bào, tuy nhiên, không xuất hiện để hạn chế sản xuất HCV trong DMSO được điều trị Huh7 nền văn hóa. Likewise, when Huh7 cells stably replicating either the subgenomic or the full-length JFH-1 replicon were treated with 1% DMSO and cultured for 20 days, no adverse effect on HCV RNA replication was observed by Northern blot analysis (data not shown). Tương tự như vậy, khi Huh7 tế bào ổn định sao chép hoặc subgenomic hoặc các JFH-1 có độ dài đầy đủ replicon được điều trị bằng 1% DMSO và nuôi cấy trong 20 ngày, không có ảnh hưởng xấu đến nhân rộng HCV RNA đã được quan sát bằng cách phân tích dấu vết phía Bắc (dữ liệu không được hiển thị). These data would suggest that Huh7 cells cultured in the presence of DMSO may not down-regulate the nucleoside biosynthetic pathway, in contrast to their non-DMSO-treated confluent counterparts. Những dữ liệu này sẽ đề nghị rằng Huh7 tế bào nuôi cấy trong sự hiện diện của DMSO có thể không xuống-điều chỉnh con đường sinh tổng hợp nucleoside, trái ngược với các đối tác hợp lưu của họ không được điều trị DMSO. This hypothesis, however, remains to be tested. Giả thuyết này, tuy nhiên, vẫn còn phải được thử nghiệm.
HCV infection kinetics in DMSO-treated Huh7 cells. Động học nhiễm HCV trong DMSO xử lý Huh7 tế bào. (A and B) Huh7 cells cultured for 6 (open square), 14 (open circle), or 20 (open diamond) days in the presence of 1% DMSO or subconfluent (closed squares) and confluent (closed triangles) non-DMSO-treated (more ...)(A và B) Huh7 tế bào nuôi cấy cho 6 (quảng trường), 14 (vòng tròn mở), hoặc 20 (mở kim cương) ngày, kể trong sự hiện diện của DMSO 1% hoặc subconfluent (hình vuông đóng) và (hình tam giác đóng) nhập lại không -DMSO xử lý (tiếp ...)
Establishment of a persistent HCV infection in DMSO-treated Huh7 cells. Thành lập bệnh viêm gan C liên tục trong DMSO xử lý Huh7 tế bào.
A significant benefit of the DMSO-treated Huh7 cell culture system is the capacity to maintain individual cultures for extended periods of time (up to 200 days) without splitting. Một lợi ích quan trọng của DMSO xử lý Huh7 hệ thống nuôi cấy tế bào là khả năng duy trì nền văn hóa cá nhân trong thời gian dài của thời gian (lên đến 200 ngày) mà không cần tách. As such, we sought to establish a long-term persistent HCV infection in these cultures and analyze HCV viral replication, virus production, and protein expression over an extended period of time. Như vậy, chúng tôi tìm cách thiết lập một nhiễm trùng lâu dài dai dẳng HCV trong các nền văn hóa và phân tích nhân lên của virus viêm gan C, sản xuất virus, và biểu hiện protein trong một thời gian dài. As illustrated in Fig. ​Fig.4, 4 , when cells were infected (MOI of 0.01 FFU/ml) on day 20 post-DMSO treatment, intracellular HCV RNA and titers of supernatant infectivity progressively increased for 12 days, after which they remained stable for 63 days pi (Fig. ​(Fig.4A). 4A ). Như minh họa trong hình. Hình 4, 4 , khi các tế bào bị nhiễm (MOI 0,01 FFU / ml) điều trị 20 ngày sau DMSO, HCV RNA trong tế bào và độ chuẩn của lây nhiễm bề dần dần tăng lên trong 12 ngày, sau đó họ vẫn còn ổn định cho 63 ngày pi (Hình(Fig.4A). 4A ). Likewise, indirect immunofluorescence analysis indicated that at least 80% of the cells were positive for the HCV NS5A protein throughout the course of infection (Fig.4B to D ). Tương tự như vậy, miễn dịch huỳnh quang phân tích gián tiếp chỉ ra rằng ít nhất 80% của các tế bào dương tính với HCV NS5A protein trong suốt quá trình nhiễm trùng ( Hình 4B D). The inability to detect NS5A protein expression in 100% of the cells could be attributed to the various degrees of staining intensities observed in this heterogeneous cell culture. Không có khả năng phát hiện biểu hiện protein NS5A 100% của các tế bào có thể được cho là do các mức độ khác nhau của nhuộm cường độ quan sát trong nuôi cấy tế bào này không đồng nhất.
Establishment of a long-term persistent HCV infection in DMSO-treated Huh7 cells. Thành lập một nhiễm trùng lâu dài dai dẳng HCV trong DMSO xử lý Huh7 tế bào. Huh7 cells (8 × 10 4 ) were plated in multiple wells of 12-well BioCoat collagen-coated plates. Huh7 tế bào (8 × 10 4) được mạ trong các giếng nhiều collagen BioCoat cũng phủ tấm 12-. Medium was supplemented with 1% DMSO (vol/vol) at 24 h postseeding (more ...) Vừa được bổ sung 1% DMSO (vol / vol) postseeding h 24 (...)
To address the susceptibility of persistently infected DMSO-treated Huh7 cultures to known inhibitors of HCV replication, DMSO cultures infected with JFH-1 virus (MOI of 0.01 FFU/cell) for 30 days were treated with 100 U/ml of alpha interferon (IFN-α), IFN-β, or IFN-γ, and HCV RNA levels were determined (HCV and GAPDH RNA levels were quantified by RT-QPCR analysis) at 1, 2, 3, 4, and 5 days posttreatment. Để giải quyết vấn đề nhạy cảm liên tục bị nhiễm bệnh được điều trị Huh7 nền văn hóa chất ức chế sao chép HCV DMSO, nền văn hóa DMSO nhiễm   JFH 1-virus (MOI 0,01 tế bào / FFU) trong 30 ngày được điều trị với 100 U / ml interferon alpha (IFN -α), IFN-β, hoặc IFN-γ, và mức độ HCV RNA được xác định (HCV và GAPDH RNA đã được định lượng bằng cách phân tích RT-QPCR) 1, 2, 3, 4, và 5 ngày posttreatment. The results presented in Fig. ​Fig.4E 4E illustrate that HCV replication in persistently infected DMSO-treated Huh7 cell cultures is sensitive to the inhibitory effects of all three interferons tested. Các kết quả được trình bày trong Hình 4E Fig.4E minh họa rằng bản sao HCV trong liên tục bị nhiễm DMSO được điều trị bằng nuôi cấy tế bào Huh7 là nhạy cảm với tác động ức chế của cả ba interferon được kiểm tra. Notably, HCV RNA levels were reduced 33-, 50-, and 34-fold in cultures treated for 3 days with IFN-α, -β, and -γ, respectively, and this level of inhibition was maintained for up to 5 days posttreatment. Đáng chú ý, HCV RNA mức giảm 33 -, 50, và 34 lần trong nền văn hóa trong 3 ngày điều trị với IFN-α-β, và γ, tương ứng, và mức độ của sự ức chế này được duy trì cho đến ngày 5 posttreatment .
Attempts to establish persistent HCV infections in rapidly dividing cells have yielded mixed results. Các nỗ lực để thiết lập các bệnh nhiễm trùng dai dẳng HCV trong các tế bào phân chia nhanh chóng có đạt được những kết quả khác nhau. Unlike the stable persistent infection that can be readily established in DMSO-treated Huh7 cells (Fig. ​(Fig.4), 4 ), in rapidly dividing Huh7 cells, a cytopathic effect is observed and HCV RNA and protein levels fluctuate by two or more orders of magnitude throughout the course of infection (J. Zhong and FV Chisari, unpublished data), challenging the physiological relevance of HCV infection in rapidly dividing Huh7 cells. Không giống như nhiễm trùng dai dẳng ổn định có thể được dễ dàng thành lập vào DMSO điều trị Huh7 tế bào (Hình (Hình 4) , 4), nhanh chóng chia Huh7 tế bào, một hiệu lực cytopathic được quan sát và HCV RNA và protein mức độ biến động từ hai hoặc nhiều đơn đặt hàng của độ lớn trong suốt quá trình nhiễm trùng (J. Zhong và FV Chisari, dữ liệu chưa được công bố), thách thức sự liên quan sinh lý của bệnh viêm gan C nhanh chóng chia Huh7 tế bào. Moreover, serum HCV RNA levels in most chronically HCV-infected chimpanzees typically do not fluctuate markedly ( 36 ,37 , 40 ), which more closely resembles the RNA profile observed for the HCV-infected DMSO-treated Huh7 cells (Fig. ​(Fig.4A 4A ). Hơn nữa, nồng độ HCV RNA huyết thanh ở tinh tinh nhiễm bệnh viêm gan C mạn tính thường không có biến động đáng kể ( 36 , 37 , 40 ), chặt chẽ hơn giống như hồ sơ cá nhân RNA quan sát cho các DMSO nhiễm HCV điều trị Huh7 tế bào (Hình (Hình 0,4 Một 4A ).
In summary, the DMSO system described herein allows for the establishment of persistent HCV infection in highly differentiated growth-arrested Huh7 cells, thereby permitting analysis of the biology of HCV infection in a physiologically relevant system that is not compromised by the variables inherent in asynchronous and actively dividing cell cultures. Tóm lại, hệ thống DMSO được mô tả trong tài liệu này cho phép việc thành lập bệnh viêm gan C kéo dài trong rất khác biệt tăng trưởng bắt giữ Huh7 các tế bào, do đó cho phép phân tích sinh học của bệnh viêm gan C trong một hệ thống sinh lý có liên quan mà không bị ảnh hưởng bởi các biến cố hữu trong không đồng bộ và tích cực chia nuôi cấy tế bào. In addition, this system permits the testing of candidate antiviral agents in the context of a persistent HCV infection in cells whose metabolism is likely to approximate that of primary hepatocytes in vivo more closely than that of the less well-differentiated, rapidly dividing cell culture systems that are widely used at present. Ngoài ra, hệ thống này cho phép thử nghiệm của ứng cử viên đại lý kháng virus trong bối cảnh của một bệnh   viêm gan C liên tục trong các tế bào có quá trình trao đổi chất có khả năng để mô phỏng các tế bào gan chính trong cơ thể chặt chẽ hơn hơn so với sự khác biệt cũng ít, nhanh chóng phân chia các hệ thống nuôi cấy tế bào được sử dụng rộng rãi hiện nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét