Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Những nghiên cứu mới tiết lộ nguy cơ tiềm ẩn đáng báo động của căn bệnh ung thư vú .


Những nghiên cứu mới tiết lộ nguy cơ tiềm ẩn đáng báo động của căn bệnh ung thư vú
.
Bs Phạm Đình Tuần – Ds Trần Thị Ngọc Bích
Ung thư vú là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các căn bệnh ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới và tỷ lệ ung thư vú đang ngày càng tăng nhanh
Một số lượng lớn các nghiên cứu, mặc dù không phải tất cả, đã chỉ ra rằng nồng độ sắt tự do trong mô vú, đặc biệt là các mô dạng ống, đóng vai trò quan trọng kích thích ung thư phát triển mạnh và từng bước dẫn đến chết người.1,2
Mối liên hệ giữa ung thư và sắt tự do
Sắt là điều kiện cần cho việc nhân đôi nhanh chóng DNA trong quá trình phân chia tế bào. 3
Một báo cáo gần đây của Khoa sinh học phân tử tại trường đại học Urbino, Ý đưa ra một kết quả quan trọng: dịch lấy từ núm vú của bệnh nhân ung thư có nồng độ nhôm cao hơn xấp xỉ gấp 2 lần so với dịch được lấy từ phụ nữ không bị ung thư vú. 4
Một số nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất dịch từ núm vú bằng một máy bơm vú (đối với phụ nữ tiền mãn kinh và cả sau mãn kinh) là một cách đơn giản để nghiên cứu vi môi trường của các mô dạng ống (tuyến), một môi trường phát triển của hầu hết các bệnh ung thư vú. 5
Kiểm tra dịch tuyến này là một cách hiệu quả để đo lường những thông số như nồng độ sắt, dung lượng ferritin (một dạng protein chứa sắt), CRP (mức độ đánh giá viêm nhiễm) và dung lượng nhôm
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra một phụ nữ bị ung thư vú có mức ferritin (một protein vận chuyển sắt) trong dịch vú của họ, cao hơn 5 lần so với một phụ nữ bình thường. 6
Kết quả này đã được xác nhận trong các nghiên cứu khác.
Trong các nghiên cứu trước đây, các nhà chuyên môn thấy rằng lượng tiêu thụ sắt của một người không nhất thiết tương quan với nguy cơ ung thư vú, mà vai trò quan trọng là sự tạo thành sắt từ các protein chứa sắt, chẳng hạn như ferritin và transferrin. 7
Sự khác biệt quan trọng này giải thích lý do tại sao một số nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa lượng sắt trong chế độ ăn và tỷ lệ mắc ung thư vú.
Sự nguy hiểm của sắt tự do
Hơn 90% sắt hấp thụ từ chế độ ăn uống của bạn là mức độ bình thường đối với các protein chứa sắt. Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một số những điều chúng ta làm có thể gây ra việc giải phóng quá nhiều sắt vào các mô xung quanh, và nếu sắt tồn tại dưới dạng tự do, nó có thể gây viêm mạnh, sinh ra các gốc tự do và làm peroxy hóa lipid
Hợp chất sắt là vô hại.
Những nguyên nhân tác động đến việc giải phóng sắt từ các protein chứa nó là gì?
Yếu tố đầu tiên là sự tiêu thụ rượu quá mức. Các nghiên cứu của Lee và các cộng sự đã chỉ ra rằng những phụ nữ uống hơn 20 ml rượu mỗi ngày làm tăng đáng kể lượng sắt tự do trong mô vú của họ và có một tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao hơn. 
9
Một trong các nguyên nhân khác là quá nhiều estrogen có thể thay thế sắt trong protein chứa nó, do đó tăng mức độ sắt tự do và nguy cơ liên quan đến ung thư vú. 10 Điều này giúp giải thích mối liên hệ giữa nồng độ estrogen cao và ung thư vú.
Tổng lượng sắt trong thức ăn hàng ngày phải phù hợp với khả năng tiêu thụ sắt của mỗi người tránh tình trạng thừa sắt.
Như đã đề cập ở phần đầu, hầu hết sắt được gắn kết với protein chứa nó, chẳng hạn như transferrin trong máu và ferritin trong các tế bào. Để tạo ra nhiều không gian mở rộng trong các protein này để chứa sắt, bạn nên tuân theo một chế độ ăn uống với các thực phẩm chứa ít sắt sẽ làm giảm bớt mức độ độc hại đối với ung thư vú.
Trước đây người ta nghĩ rằng sự quá tải của sắt tự do chỉ xảy ra khi các protein (tranferrin và ferritin) đã được hoàn toàn bão hòa, như chúng ta thấy với tình trạng máu thừa sắt. Song còn có các nguyên nhân khác làm gia tăng nồng độ sắt tự do trong máu.
Làm cách nào nhôm và rượu làm trầm trọng thêm độc tính sắt
Chúng ta biết rằng cả nhôm và rượu đều có thể thay thế sắt trong các protein chứa nó, làm tăng cao nồng độ sắt tự do có hại, ngay cả khi các protein này chưa đủ bão hòa với sắt. 9
Nếu điều này xảy ra bên trong vú, như nghiên cứu này cho thấy, nồng độ sắt tự do trong các mô vú dạng ống có thể trở nên nguy hiểm cao và qua thời gian sẽ gây ra sự hình thành khối u ác tính.
Các câu hỏi tiếp theo được đặt ra là : nơi nào đã sinh ra nhôm?
Các tác giả của bài báo đã đưa ra một khả năng là từ thuốc chống đổ mồ hôi nách. Nhưng, có một thông tin quan trọng khác là từ các vaccin.
Vắc xin là một nguồn chủ yếu sinh nhôm
Nhiều vắc xin bị động có chứa muối nhôm nhằm thúc đẩy phản ứng miễn dịch. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng nhôm này đang dần phân tán khắp nơi trên cơ thể và có thể được tập trung ở các tuyến vú. 11
Số lượng nhôm trong vắc-xin là rất lớn, đặc biệt là vắc-xin bệnh than, vắc xin viêm gan và vắc-xin uốn ván.
Nhiều trẻ em Mỹ đang được tiếp xúc với nhiều liều vắc xin có chứa nhôm trong thời gian chúng được 6 tuổi và đây là một trong những nguy cơ gây nhiễm nhôm rất cao.
Một nghiên cứu gần đây của Lucija Tomljenovik và Chris Shaw cho thấy rằng trẻ sơ sinh nhận một liều nhôm vượt quá giới hạn an toàn của FDA (5mg/kg/day) của việc nhiễm nhôm gấp 20 lần, và vào lúc 6 tháng tuổi là gấp 50 lần so với mức độ an toàn của FDA.
Nhôm ở lứa tuổi này sẽ tích lũy trong các mô khác nhau và với vắc xin mới sinh ra, trẻ em và thanh niên có nguy cơ tiếp xúc với vắc xin chứa nhôm nhiều hơn mỗi năm trong suốt cuộc đời của chúng.
Với khả năng thay sắt của nhôm từ protein chứa nó, chúng tôi có thể không chỉ nhìn thấy một sự gia tăng đáng kể trong ung thư vú, mà còn các bệnh khác liên quan đến sắt, chẳng hạn như thoái hóa gan, bệnh thoái hóa thần kinh, tiểu đường, suy tim và sơ cứng động mạch(atherosclerosis). Hiện nay chưa ai chú tâm vào sự nguy hiểm thực sự này.
References
  • 1 Wu T et al. Serum iron, copper and zinc concentrations and the risk of cancer mortality in US adults. Ann Epidemiol 2004; 14: 195-201.
  • 2 Cade J et al. Case-control study of breast cancer in southeast England : Nutritional factors. Epidemiol Community Health 1998; 52: 105-110.
  • 3 Kalinowski DS, Richardson DR . The evolution of iron chelators for the treatment of iron overload disease and cancer. Pharmacol Rev 2005; 57: 547-583.
  • 4 Mannello F, et al. Analysis of aluminum content and iron homeostasis in nipple aspirate fluids from healthy women and breast cancer-affected patients. J Appl Toxicol 2011; Feb 21,(ahead of print)
  • 5 Mannello F et al. Iron-binding proteins and C-reactive protein in nipple aspirate fluids: role of iron-0driven inflammation in breast microenvironment. Am J Transl Res 2011;3: 100-113.
  • 6 Mannello et al and Shpyleva SI et al. Role of ferritin alterations in human breast cancer cells. Breast Cancer Res Treat 2011; 126: 63-71.
  • 7 Lithgow D et al. C-reactive protein in nipple aspirate fluid: relation to women’s health factors. Nurs Res 2006; 65: 418-425.
  • 8 Kabat GC et al. Dietary iron and heme iron intake and risk of breast cancer: a prospective cohort study. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev 2007; 16:1306-1308.
  • 9 Lee DH et al. Dietary iron intake and breast cancer: The Iowa Women’s Health Study. Proc Am Assoc Cancer Res 2004; 45: A2319.
  • 10 Wyllie S, Liehr JG. Release of iron from ferritin storage by redox cycling of stilbene and steroid estrogen metabolites: a mechanism of induction of free radical damage by estrogen. Arch Biochem Biophys 1997; 346: 180-186.
  • 11 Flarend et al. In vivo absorption of aluminum-containing vaccine adjuvants using Al-26. Vaccine 1997 15, 1314-1318.
  • 12 Tomljenovic L and Shaw C. 2011 in press.
  • 13 Weinberg ED. Iron toxicity. Ox Med Cell Longevity 2009; 2: 107-109.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét