Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Vitamin U và bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng

Vitamin U và bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng

Cập nhật ngày: 28/12/2009


Lá bắp cải có chứa vitamin U.
Vitamin U là muối của metyl methionin sunfonium, có trong lá bắp cải tươi. Hàm lượng trong lá cải bắp tươi thay đổi tùy theo cách trồng, thu hái và bảo quản. Vitamin U không bền vững dễ bị ôxy hóa, bị phá hủy ở nhiệt độ cao, vitamin U tan trong nước, chịu được lạnh.
Trong lá cải bắp tươi có nước, protein, chất xơ, chất béo, glucid, các chất vô cơ (canxi, sắt, phospho), một số vitamin (như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, đặc biệt có vitamin U). Nhiều thí nghiệm khoa học đã chứng minh vitamin U có tác dụng chữa mau lành các ổ loét nhân tạo trong bộ máy tiêu hóa của vật thí nghiệm (chim, chuột bạch).
Nhiều nước đã áp dụng nước ép cải bắp tươi để điều trị bệnh loét dạ dày - tá tràng, viêm dạ dày, viêm đại tràng đạt nhiều kết quả. Ngoài lá bắp cải, có tài liệu còn giới thiệu nước ép rau tươi (xà lách, rau muống, su hào...) cũng có tác dụng như lá cải bắp.
Cách làm đơn giản như sau: Lá bắp cải tươi rửa sạch nhiều lần (nhất là hiện nay cải bắp hay bị phun thuốc trừ sâu). Rọc lá theo cuống, nhúng nước sôi vớt ra để cho ráo nước, ép lấy nước, bỏ bã. Có thể dùng cách giã rồi ép lấy nước. Nước ép nên giữ trong tủ lạnh uống dần trong ngày, nếu để ngoài chóng bị thiu, mỗi ngày uống khoảng 1.000ml. Có thể pha thêm đường cho dễ uống. Thời gian điều trị khoảng 2 tháng. Nước ép bắp cải tươi không độc, không có trường hợp nào chống chỉ định, có thể kết hợp với các thuốc khác để chữa đau dạ dày. Đối với các vết loét sâu cần theo dõi thêm tác dụng và phối hợp với nhiều cách điều trị khác.
Trên thị trường hiện nay có bán loại thuốc có vitamin U ngoại nhập với nhiều tên khác nhau (là muối methyl methionin sulfonium bromide) được trình bày dưới dạng viên nén 0,05g và 0,1g.
Thuốc được dùng trong những trường hợp: làm giảm đau dạ dày - tá tràng, làm vết loét mau lành. Ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ nhu mô gan, bảo vệ thành động mạch chống nhiễm mỡ và vữa xơ động mạch.


  

Gan là một trong những bộ phận thiết thực nhất của cơ thể con người. Thường được gọi là “nguồn năng lượng của cơ thể”, gan đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa, trao đổi chất và sản xuất những enzyme thiết yếu.
Một số nhà khoa học cho rằng gan quý hơn não và tim vì chúng thực hiện những nhiệm vụ cốt yếu trong cơ thể.
Gan là tuyến đơn rộng lớn nhất (có kích thước khoảng bằng một quả bóng) trong cơ thể. Vị trí của gan nằm ở vùng bụng bên phải, phía dưới chiếc xương sườn thấp nhất và dưới cơ hoành. Những chức năng quan trọng nhất mà gan thực hiện là:
- Giải phóng một chất gọi là mật, giúp cơ thể tiêu hóa các chất carbohydrate, protein và chất béo.
- Chế biến hầu hết các dưỡng chất do ruột hấp thu trong quá trình tiêu hóa và biến đổi những chất dinh dưỡng này trở thành những hình thức mà cơ thể sử dụng được.
- Dự trữ một số loại vitamin, khoáng chất (bao gồm cả sắt) và đường, điều chỉnh việc dự trữ chất béo và kiểm soát việc sản xuất cũng như bài tiết cholesterol.
- Giải độc cho cơ thể thoát khỏi ảnh hưởng nguy hiểm của thuốc, chất cồn và những chất độc trong môi trường.
- Điều chỉnh thành phần cấu tạo của máu, bao gồm lượng glucose (đường), protein và chất béo khi đưa máu vào mạch máu, kiểm soát và bài tiết mức cholesterol trong máu.
- Tạo ra bạch huyết, có tác dụng làm đông máu nhằm ngăn chặn tình trạng chảy máu trong trường hợp cơ thể bị thương hoặc có vết cắt.
Gan cũng là cơ quan duy nhất bên trong cơ thể có khả năng tự nhiên trong việc tái tạo lại những tế bào đã bị mất. Khoảng ¾ lá gan có thể bị cắt bỏ và chúng sẽ nhanh chóng phát triển trở lại kích thước và hình dạng như cũ chỉ trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, một lá gan bị hư tổn sẽ mất khả năng tự tái tạo. Chăm sóc gan bao gồm việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và tránh những thứ có thể gây hại cho gan.
Những điều nên làm

- Uống nước chanh vào mỗi buổi sáng rất có lợi cho gan. Chanh giúp tăng cường chức năng của gan và kích thích gan sản xuất ra nhiều mật để cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Hỗn hợp nước ép từ rau bina và cà rốt (lượng nước ép tương đương nhau) cũng là một biện pháp giúp gan được khử độc. Uống hỗn hợp này ít nhất 3-4 ngày trong tuần.
- Bồ công anh hoạt động như một chất kích thích và giúp gan sử dụng chất béo trong cơ thể một cách phù hợp. Loại thảo dược này còn có tác dụng khử độc cho gan. Nước ép từ cây bồ công anh là một trong những phương thuốc có ích nhất để chăm sóc cho gan.
- Tỏi là loại gia vị “thân thiện” với gan. Những người yếu gan nên dùng khoảng 3 nhánh tỏi mỗi ngày.
- Mướp đắng có thể được dùng để khử độc, lọc máu và chăm sóc gan rất tốt.
- Luôn mặc áo dài tay, đeo găng, đội mũ và che mặt nạ để bảo vệ da khi sử dụng các loại thuốc trừ sâu, sơn và những hóa chất độc hại khác trong nhà. Chú ý giữ cho nhà cửa luôn thông thoáng và dùng xà phòng rửa sạch các hóa chất bám trên da càng nhanh càng tốt. Gan có thể bị tổn hại bởi các hóa chất do bạn hít vào hoặc hấp thu qua da.
Những điều không nên
-   Lượng calo dư thừa dưới hình thức carbonhydrate có thể làm gia tăng sự hoạt động khác thường của gan và làm lắng đọng chất béo trong gan. Do đó, cần đảm bảo rằng lượng calo do chất carbonhydrate cung cấp chiếm không quá 30% nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể mỗi ngà- Tránh ăn quá nhiều protein mỗi ngày vì điều này có thể gây rối loạn thần kinh (bệnh não do gan) bằng cách lấn át gan.
- Không ăn quá nhiều thức ăn, khiến gan phải làm việc vất vả để tiêu hóa thức ăn. Hãy dùng những bữa nhỏ để gan hoạt động nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
- Tránh những thực phẩm chiên xào, nghệ, dầu ăn, ớt và những thức ăn có nhiều gia vị vì chúng có thể gây nguy hiểm cho gan.
- Tránh tiêu thụ quá nhiều chất cồn vì chúng không tốt cho gan. Nếu nạp vào cơ thể quá nhiều chất cồn, gan buộc phải hoạt động quá mức. Điều này gây ra những tổn hại lâu dài ở gan, làm hình thành những vết sẹo trên gan gọi là bệnh viêm gan mãn tính hoặc xơ gan. Cần hạn chế lượng cồn không quá 1 lần/ 1 ngày đối với phụ nữ và không vượt quá 2 lần/ 1 ngày đối với đàn ông.
- Không uống thuốc chung với đồ uống có chứa cồn. Thí dụ, chất acetaminophen - một thành phần có trong thuốc giảm đau, thuốc trị ho hay cảm cúm - khi kết hợp với chất cồn có thể gây ra tình trạng viêm gan nặng và đột ngột, làm gan bị tổn thương nghiêm trọng. Do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn dùng kết hợp nhiều loại thuốc.
- Tránh tiếp xúc với máu và chất dịch lỏng trong cơ thể của người khác. Không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc kim tiêm. Luôn chú ý giữ an toàn trong quan hệ tình dục nhằm ngăn ngừa sự lây nhiễm vi-rút viêm gan. Tiêm vắc-xin phòng ngừa vi-rút viêm gan nếu bạn có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh viêm gan.



1.    Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Hiện nay, đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Mỗi năm, nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. 
Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng trong suốt thời gian trị bệnh nên đã dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng và suy kiệt trầm trọng hơn. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh nhân.
Ung thư và điều trị ung thư có thể gây nên những tác động bất lợi có liên quan đến dinh 
dưỡng đối với cơ thể bệnh nhân. Theo thống kê, con số 30% BNUT chết vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì khối ung thư đã phần nào cho thấy tác động xấu của tình trạng sút cân, suy kiệt. Dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề.
Chế độ ăn là một phần quan trọng trong điều trị ung thư. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ nói trên mang lại và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khỏe hơn. Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo đủ các nhóm chất:
Trong quá trình điều trị và cũng tự bản thân của căn bệnh có thể gây nên tình trạng chán ăn, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể suy giảm dẫn đến suy dinh dưỡng. Một chế độ ăn cao năng lượng, hàm lượng đạm cao hợp lý có thể điều chỉnh và ngăn ngừa được chứng suy mòn. Ăn quá ít đạm, quá ít năng lượng là một vấn đề rất thường gặp ở các bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, có nhiều loại thực phẩm nhiều axit no và thực phẩm có chứa nấm mốc cũng sẽ gây cho các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rau là một trong những thực phẩm có thể đề phòng và ngăn ngừa ung thư một cách hữu hiệu. Một thói quen ăn uống tốt, có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được nhiều bất lợi do quá trình điều trị ung thư cũng như chính bản thân căn bệnh mang lại.
Có một số loại dưỡng chất cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày đối với bệnh nhân ung thư
Tinh bột: Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn...). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.
Chất béo (Lipid): Là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.
Rau quả: Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản. Rau quả rất có lợi cho sức khoẻ do cung cấp các loại vitamin.
Ưu điểm của việc ăn nhiều rau quả
Khi ăn một trái cam, cơ thể được bổ sung nước với các chất bổ dưỡng như vitamin C, đường glucô cùng với chất xơ. Đường cung cấp từ cam sẽ được hấp thu chậm, giúp cho lượng insulin trong cơ thể được tiết ra từ từ để giữ nồng độ glucô trong máu được ổn định, khiến con người khoan khoái hơn.
Riêng chất xơ từ trái cây (mà không có trong nước quả ép) sẽ góp phần điều hòa các chất hydrocacbon và sự tiêu hóa của đường ruột. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc:
Chống táo bón: Chất xơ không bị các men tiêu hóa phân hủy sẽ hấp thu nước làm mềm phân, kích thích thành ruột, tăng nhu động ruột làm phân được tống ra ngoài dễ dàng, đóng vai trò chống táo bón bằng phương pháp cơ học.
Giảm bệnh sỏi mật: Chất xơ góp phần loại bỏ các axít mật đi qua ruột, tránh hình thành sỏi mật, đồng thời giữ lại muối mật, buộc cơ thể phải sản xuất muối mật bằng cách sử dụng lượng cholesterol trong máu, từ đó hạn chế tình trạng tăng cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Giảm béo phì: Nhờ lưu giữ được chất bổ trong quá trình tiêu hóa và giải phóng từ từ, từ đó tránh việc hấp thu quá nhanh các chất dinh dưỡng để cơ thể dư thừa phải biến thành mỡ dự trữ ở các mô mỡ gây nên tình trạng béo phì.
Ưu điểm của việc uống nước ép rau quảViệc uống nước ép rau quả giúp cơ thể hấp thu nhanh hơn, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu bổ sung chất bổ dưỡng. Nước ép từ các loại hoa quả chọn theo nhu cầu luôn tốt hơn các loại nước đóng hộp có gaz hoặc không gaz.
Các loại nước trái cây vô chai, đóng hộp phần lớn chứa rất ít tinh chất của trái cây mà thường chỉ có nước, chất ngọt, hương liệu trái cây, chất màu và chất bảo quản. Vì thế, nên tự ép lấy nước trái cây dùng trong gia đình.
Tóm lại, việc ăn trái cây tươi có lợi lâu dài cho sức khỏe, tránh bị các bệnh quen được gọi là "bệnh nhà giàu" như béo phì, cholesterol cao, xơ vữa động mạch, ung thư ruột kết... Còn khi cần được cung cấp nhanh cho nhu cầu cơ thể thì nước rau quả ép là cách rất tốt.
Dinh dưỡng cho người bệnh ung thư
Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị sẽ giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân sống khoẻ hơn.
  
Dinh dưỡng sai gây hậu quả nghiêm trọng
Hiện nay vẫn tồn tại một số quan niệm sai về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư. Có người cho rằng bị bệnh ung thư thì nên nhịn ăn hay chỉ nên ăn gạo lứt muối vừng để cơ thể gầy ốm, không nuôi dưỡng khối u nhằm làm khối u teo dần hay người bệnh ung thư nên ăn uống như người bình thường hoặc chỉ nên bồi dưỡng trong giai đoạn điều trị xạ trị, truyền hoá chất..., sau giai đoạn điều trị thì không cần nữa. Những quan niệm này gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng người bệnh, làm cho người bệnh bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị, thậm chí có thể gây tử vong.
Ăn ít sẽ gây suy dinh dưỡng nhưng nếu ăn nhiều thực phẩm không đúng cũng gây hậu quả nghiêm trọng. Quan niệm sau khi xạ trị phải ăn thịt chó vì trong thịt chó có nhiều chất đạm là không đúng vì thịt chó theo Đông y có tính nóng, khi ăn vào không tốt cho sức khoẻ của bệnh nhân ung thư, gây nên tình trạng táo bón nặng nề... Các cách chế biến như nướng, hun khói, rán, tẩm ướp đường vào thịt khi chế biến không nên sử dụng cho người bệnh ung thư. Hạn chế ăn thịt, nhất là thịt màu đỏ (thịt trâu, bò, ngựa...), thịt nguội và đồ hộp, thực phẩm bị nấm mốc, khoai tây đã mọc mầm...
Dinh dưỡng đúng, hiệu quả điều trị cao
Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về chế độ ăn uống vì điều này phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn của bệnh, phác đồ điều trị và thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, nguyên tắc chung là chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị, chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì được cân nặng và khối cơ bắp. Do khả năng tiêu hóa và hấp thu cao hơn vào ban ngày, nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối. Theo các chuyên gia, để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm - bột đường - béo - vitamin, khoáng chất - nước. Một chế độ ăn đúng, đầy đủ chất đạm, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao... sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung thư chứ không phải là "cung cấp thêm chất đạm cho khối u" như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Nên ăn nhiều bữa trong ngày (5-6 bữa), tránh những thức ăn có nhiều chất béo như các món rán, xào, những thức ăn sinh hơi như đậu, bắp cải, dưa hấu, mít hoặc những thức uống có gas. Uống đủ nước, khoảng 8 ly nước trong ngày (ly loại 250ml). Khi chế biến thực phẩm, nên sử dụng phương pháp luộc, hấp nhỏ lửa. Sau giai đoạn điều trị, người bệnh vẫn cần được tiếp tục bồi dưỡng để phục hồi sức khỏe, cải thiện chức năng miễn dịch, ổn định cân nặng... Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng như trái cây, sinh tố. Khi cơ thể đã hồi phục cần tránh bị thừa cân để phòng bệnh tái phát. Trong đó, tập luyện cơ thể là quan trọng như đi bộ, đạp xe..., trung bình 45 phút/lần, 3 lần/tuần.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét