Trang 4 : Acid Alpha-Lipoic.





(Acid Alpha Lipoic thúc đẩy mạnh quá trình sinh tổng hợp Glutathion tự nhiên giúp tăng Glutathion hóa tế bào thải độc & Tăng cường sức đề kháng cơ thể).

Công dụng:
 Chống gốc tự do chống lão hóa giữ gìn sự trẻ trung và trường thọ.
 Tăng vận chuyển Glucose vào tế bào làm hạ đường huyết giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Chống các biến chứng mạch máu, biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường, bệnh Gout.
 Hạ triglicerit, cholesterols máu, ngăn cản quá trình hình thành các mảng bám dính trong lòng động mạch giúp ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch và chứng bệnh đột quỵ, hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp.
 Kích thích sản xuất Glutathione tăng thải độc cho cơ thể và đào thải kim loại nặng, tăng sức đề kháng của cơ thể. Hỗ trợ điều trị bệnh nhân K, gan mật, Nhiễm khuẩn, Lao, Aids, Phong, Bỏng, Phẫu thuật và các chứng bệnh tuổi già.

Alpha Lipoic Acid là gì?
Alpha Lipoic acid là một chất tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, nhưng thường chỉ có một hàm lượng rất thấp, nó cũng được sản xuất trong ti thể tế bào cơ thể người. Trong công thức hoá học Alpha Lipoic Acid có chứa mạch thẳng 8 phân tử cacbon và một cầu nối Di-sulfua, nó đóng vai trò là coenzyme cho hai loại enzyme Pyruvate Dehydrogenase và Ketoglutarate-Dehydrogenase. Alpha Lipoic acid (ALA) là một chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh, bằng tổng hợp của hai loại VitaminC và Vitamine E. ALA là một chất tự nhiên duy nhất tồn tại ở hai dạng đồng phân, dạng R-alpha-Lipoic Acid và S-Alpha-Lipoic Acid. Hai hình thức chứa cùng số và thành phần của các nguyên tử nhưng có sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử tương ứng. Lipoic Acid tự nhiên là R-Alpha Lipoic Acid. Lipoic acid tổng hợp chứa một hỗn hợp tỷ lệ 50/50 của hai hình thức trên. Các nghiên cứu với hỗn hợp ALA chứng minh tác động có lợi trong điều trị một số bệnh và trạng thái bệnh. Nhiều năm gần đây, hoạt chất tinh khiết R-Alpha Lipoic Acid đã trở thành một chất làm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Ở một vài quốc gia như Đức, Pháp thì ALA còn được sử dụng trong bào chế thuốc chữa bệnh tiểu đường và chống lão hoá rất tốt.
Alpha Lipoic Acid là một chất Anti-oxidant.
R-Alpha Lipoic Acid được xem như là chất chống oxy hóa nội sinh, có tác dụng rất mạnh trong cơ thể. R-Alpha Lipoic Acid có tính chất độc đáo là tan trong nước và tan trong chất béo, nó có khả năng chống oxy hóa (Trung hoà gốc tự do, tạo chelate với kim loại nặng) trong mọi tổ chức không chứa chất béo cũng như trong tổ chức có chứa chất béo. Vì vậy, nó có thể bảo vệ và chống gốc tự do triệt để ở cả hai môi

trường(Nước và mỡ). Một số vi chất có tác dụng chống gốc tự do thường sử dụng: Vitamin E là một chất chống oxy hoá sinh học mạnh (Cơ thể không tự tổng hợp được), nó tác dụng trung hoà các gốc tự do nằm trong các tổ chức Lipid (Chất béo) ở các mô và màng tế bào. Trong quá trình làm trung hoà các gốc tự do này, vitamin E sẽ trở thành là một “gốc tự do của chính nó” hay gọi là Vitamine E cực đoan. Các vitamin E cực đoan sau đó sẽ được tái tạo lại (trở thành Vitamin E có tác dụng như lúc đầu) bởi Vitamin C (Ascorbic acid: Phải đưa từ ngoài vào). Quá trình này tái chế này lại tạo ra một vitamin E ban đầu tiếp tục vai trò là chất chống oxy hóa một lần nữa. Nhưng kết quả của quá trình hình thành và tái tạo này sẽ không ổn định, bởi vì lượng Vitamin C được tái chế tiếp theo lại phụ thuộc vào hoạt động của các Glutathione. Theo nhiều nghiên cứu cho đến ngày nay thì sự phối hợp tác dụng của Vitamin E, C và Glutathione trong việc kiểm soát các gốc tự do và ngăn ngừa tổn thương tế bào là điều đã được khoa học chứng minh rất rõ ràng. Nhưng điều này sẽ có thể bị hạn chế bởi sự suy giảm mạnh của quá trình tổng hợp Glutathione theo tuổi tác và quá trình bệnh tật. Nồng độ các chất chống oxy hóa quan trọng Glutathione sẽ giảm dần mặc dù chúng ta có thể bù đắp thêm một lượng Vitamine C và Vitamine E thì hiệu quả cũng sẽ không được như mong muốn. Quá trình suy giảm các chất chống gốc tự do này làm cho tế bào dễ bị tổn thương bởi gốc oxy hóa và viêm. Màng tế bào toàn vẹn, hệ thống miễn dịch, các cơ quan toàn vẹn và sự toàn vẹn DNA tất cả sẽ bị ảnh hưởng, tổn thương nếu như các chất chống oxy hóa bị suy giảm. Mọi tế bào trong cơ thể đều có thể cung cấp Glutathione, Glutathione cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và chống lại quá trình đục thủy tinh thể, tăng cường chức năng miễn dịch, ngăn ngừa tổn thương gan, ngăn ngừa các bệnh ung thư và loại bỏ kim loại nặng. Nguồn Glutathione sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt khi cơ thể luôn bị Stress hay bị tác động của các yếu tố oxy hóa có nguồn gốc từ các nguyên nhân như bệnh tật, nhiễm trùng, chấn thương, thuốc, chất độc môi trường và phẫu thuật.
Alpha Lipoic Acid làm tăng nồng độ Glutathion.
Alpha Lipoic Acid làm tăng cường nồng độ Glutathione (GSH) trong máu rất nhanh. Bản chất Glutathione là một Tripeptid được tổng hợp ở tất cảc các loại tế bào trong cơ thể, đây cũng là một chất chống oxy hóa, thải độc nội sinh quan trọng bậc nhất của cơ thể, GSH chỉ tan trong nước. Lipoic Acid có tác dụng kích thích và làm tăng tốc độ sinh tổng hợp của Glutathione (GSH) trong  tế bào cơ thể. Tóm lại, R-Alpha Lipoic Acid chính nó là một chất chống oxy hóa mạnh đồng thời tham gia các quá trình tổng hợp và tái sinh các chất chống oxy hóa và chất thải độc khác trong cơ thể như vitamin E, vitamin C và Glutathione . 
Alpha Lipoic acid làm nâng cao chức năng Mitochondrial.
Các ty lạp thể là những cấu trúc bên trong mỗi tế bào, giúp cho quá trình sản xuất năng lượng tế bào. Khi các tế bào lão hoá, các hoạt động của các ty lạp thể giảm, dẫn đến sản xuất năng lượng thấp hơn, chậm hơn và sự trao đổi chất bị suy giảm. Các yếu tố Stress và các gốc oxy hóa tự do sẽ gây nên nhiều thiệt hại. Nghiên cứu lâm sàng với chuột đã chứng minh rằng bổ sung thêm R-Alpha Lipoic Acid sẽ giúp cải thiện chức năng Mitochondrial, tăng tỷ lệ trao đổi chất và giảm ôxy hoá.
Alpha Lipoic Acid một Chelate đối với kim loại nặng.

Các nghiên cứu với chuột đã cho thấy Alpha Lipoic Acid-R đã cung cấp có tác dụng bảo vệ chống lại những ảnh hưởng độc hại của asen, thủy ngân và cadmium. Nó cũng có thể liên kết với các kim loại khác bao gồm sắt, đồng và kẽm. Tuy nhiên các hành động chelating của R-Alpha Lipoic Acid được coi là tương đối yếu so với các chelating khác. Một số tác hại của ngộ độc kim loại nặng được xem như có liên quan với nhiều yếu tố ôxy hoá. Ngoài ra, Alpha Lipoic Acid với đặc tính chống oxy hóa nó cũng có tác dụng làm giảm những tác hại đáng kể của kim loại nặng.
Giảm Glycation bởi Alpha Lipoic Acid .
Glycation là một phức hợp được tạo thành từ sự liên kết hóa học giữa các phân tử Protein (Albumin) và Glucose. Quá trình này làm suy yếu chức năng sinh lý của những protein (Albumin) trong huyết tương và sự suy yếu chức năng này tác động tới quá trình lão hóa của tế bào và là căn nguyên sâu xa sinh ra nhiều bệnh, đặc biệt là những liên quan với bệnh tiểu đường. Các liên kết hoá học trên được cho là chịu trách nhiệm về những tổn thương gây thiệt hại cho thận và xơ vữa động mạch trong bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng Acid Alpha-Lipoic có tác dụng chống lại quá trình tạo Glycation. Như vậy Alpha Lipoic Acid hoạt động như một chất dinh dưỡng tác dụng chống lão hóa ở cả hai thuộc tính là chống oxy hóa và chống Glycation.
 Sử dụng FORHEATH trong một vài vấn đề lâm sàng.
Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường.
Hơn 20% bệnh nhân tiểu đường có các biến chứng tổn thương về thần kinh ngoại vi, một loại tổn thương thần kinh có thể gây đau, mất cảm giác và tê bi, teo cơ, da và suy yếu đặc biệt trong chi dưới. Ngoài những đau đớn và tàn tật do bệnh tiểu đường, biến chứng này còn là một nguyên nhân hàng đầu của cắt cụt chân tay ở bệnh nhân tiểu đường. Kết quả của một số lớn được kiểm soát thử nghiệm ngẫu nhiên cho thấy rằng đường trong máu duy trì ở mức bình thường là bước quan trọng nhất trong giảm nguy cơ đau thần kinh do tiểu đường. Tuy nhiên, việc kiểm soát glucose máu có thể sẽ không đạt được trong tất cả các bệnh nhân tiểu đường một cách hoàn toàn, do vậy sự phòng ngừa và điều trị các biến chứng này là điều mà các nhà chuyên môn luôn phải đối diện. Một phân tích kết hợp các kết quả của kiểm soát thử nghiệm ngẫu nhiên, bao gồm 1.258 bệnh nhân tiểu đường, thấy rằng điều trị bằng 600 mg/ngày tiêm tĩnh mạch ALA trong 3 tuần đã làm giảm đáng kể các triệu chứng lâm sàng về thần kinh của các bệnh nhân tiểu đường. Một biến chứng thường gặp khác của bệnh tiểu đường đối với hệ thần kinh đó là là đau thần kinh tự động tim, mà theo nghiên cứu thống kê thì nó sảy ra ở 25% bệnh nhân tiểu đường. Tổn thương thần kinh tự động tim được đặc trưng bởi sự biến đổi và suy tim trái và điều này làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tiểu đường. Trong một thử nghiệm kiểm soát ngẫu nhiên của 72 bệnh nhân đái đường tupe II có biến chứng (Qua điện tim) được bổ sung ALA bằng đường uống với 10mg/kg/24h trong 4 tháng và đã đưa đến cải thiện rõ ràng và đáng kể biến thiên nhịp tim so với giả dược. Nhìn chung, các nghiên cứu có sẵn cho thấy rằng điều trị bằng 8mg/kg/24h tiêm tĩnh mạch ALA trong 3 tuần đã làm giảm đáng kể các triệu chứng của đau thần kinh ngoại vi trên bệnh nhân tiểu đường. Một số bằng chứng nghiên cứu độc lập khác cũng cho thấy khi dùng đường uống ALA cũng có ích trong điều trị đau thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường (8mg/ kg/24h) và với trị liệu đau thần kinh tự động tim (10mg/kg/24h) như đường tiêm tĩnh mạch.

Biến chứng hệ thống vi mạch máu.
Lớp lót bên trong của mạch máu, được gọi là lớp tế bào nội mạc, đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh về mạch máu. Chức năng của các tế bào nội mạc thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở những bệnh nhân tiểu đường và những bệnh nhân tiểu đường là người có nguy cơ cao mắc bệnh mạch máu. Một thử nghiệm ngẫu nhiên đánh giá hiệu quả của bổ sung ALA qua đường uống thông qua trung gian đo dòng chảy ở 58 bệnh nhân uống bổ sung với 300mg/ngày ALA trong 4 tuần đã giúp cải thiện dòng chảy 44% (mức có ý nghĩa lâm sàng) so với Placebo trong nhóm bệnh nhân đái tháo đường trên. Trong một nghiên cứu không kiểm soát khác, uống bổ sung với 10mg/kg/24h ALA trong 6 tuần đã cải thiện rõ rệt các triệu chứng lâm sàng đau buốt, tê bì, rối loạn vận mạch  ở các ngón tay của 28 bệnh nhân tiểu đường. Các kết quả thực nghiệm lâm sàng này là đáng tin cậy, về dài hạn cần được bổ sung ALA ở tất cả các bệnh nhân tiểu đường, điều này có thể có thể làm giảm nguy cơ biến chứng mạch máu ở các cá nhân bị bệnh tiểu đường.
Bệnh xơ vữa động mạch. 
Xơ vữa động mạch, hoặc được gọi là "xơ cứng động mạch," là một quá trình tiến triển lâu dài mà bây giờ người ta xem như là hậu quả của một bệnh viêm thành mạch mãn tính. Nó bắt đầu khi một số loại tế bào máu trắng gọi là monocytes kết dính "các phân tử kết dính" trên các tế bào thành động mạch. Điều này sẽ cho phép các monocytes xâm nhập thành động mạch, chúng trở thành đại thực bào viêm kèm theo đó sự hiện diện của lipoprotein mật độ thấp, hoặc LDL từ đó nó có thể chuyển đổi thành các tế bào bọt và cuối cùng hình thành những mảng chất béo hỗn hợp bám dính trên động mạch. Quá trình này thường bắt đầu kinh niên trong thời niên thiếu, có thể tiếp tục suốt đời, và có liên quan đến chứng béo phì, chế độ ăn uống nghèo nàn dinh dưỡng và mất cân đối, thiếu tập thể dục, bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bẩm chất di truyền và các nguyên nhân khác. Các mảng chất béo trong động mạch cuối cùng có thể rời ra lưu thông vào mạch máu từ đó có thể gây ra một cơn đau tim hoặc đột quỵ. Các nhà nghiên cứu hiện nay tin rằng với một hàm lượng (10mg/kg/24h) Alpha Lipoic Acid có thể đặc biệt hữu ích trong việc ngăn chặn quá trình này, bởi nó có tác dụng làm giảm và ngăn chặn sự hình thành cuả mảng bám trong thành mạch máu. Nó có thể giúp làm hạ Triglycerides, Cholesterol là những yếu tố nguy cơ hiện hữu cao đối với bệnh tim mạch.
Liều dùng của Alpha Lipoic Acid.
Tại Mỹ ALA đã được sử dụng rộng rãi như là một chất bổ sung dinh dưỡng, 1-5mg/01kg cân nặng/24h là liều khuyến cáo cho hầu hết mọi người bình thường. Còn với trị liệu hoặc hỗ trợ trị liệu bệnh thì liều cao có thể được sử dụng. Tại Đức, liều 600 mg/24h được quy định để ngăn ngừa các biến chứng, trị liệu các biến chứng và hỗ trợ trị liệu bệnh tiểu đường. Các liều lượng lớn 1.200 mg/24h dùng tiêm tĩnh mạch được sử dụng để điều trị ngộ độc nấm bất tử (aminita). Những liều dùng trên được tham khảo khi sử dụng Lipoic Acid Alpha có chứa số lượng bằng nhau (50/50) của đồng phân R và S. Khi chúng ta dùng đơn độc đồng phân dạng R thì chỉ cần dùng một nửa so với liều ở trên. 
 Tóm lại: Việc sử dụng ALA trong chống gốc tự do (Gốc oxyhoa) do nhiều căn bệnh (Tiểu đường, lão hoá, tim mạch...) gây ra là một điều cần thiết. Không giống như những chất
(thuốc) điều trị khác như chất chống viêm giảm đau thần kinh ngoại vi, chất cải thiện tăng cường vận mạch,…(có thể gây nên nhiều các tác dụng phụ có hại hoặc không tốt cho bệnh nhân). ALA là một chất tự nhiên hoàn toàn không tác dụng phụ (khi dùng với liều khuyến cáo: 8mg/24h theo đường uống) an toàn và đã được chứng minh về hiệu quả trị liệu khá cao trong hơn 40 năm sử dụng. 


Lymphasol giúp tăng cường sức khỏe, chống lão hóa

GS. TSKH. Hoàng Tích Huyền

Lymphasol là kết hợp hai chất chống oxy hóa rất mạnh (acid a lipoic + coenzym Q10) với những thảo dược quen biết, được dùng để tăng sức đề kháng, chống lão hóa, tăng cường tuần hoàn bạch huyết, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về tim mạch, đột quỵ, phù thũng, các biến chứng của đái tháo đường, ung thư, các bệnh gan. 
Lymphasol đã được ứng dụng tại Mỹ (còn được gọi với tên khác là: Lymph-immune) cho nhiều bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm, thoái hóa và hỗ trợ điều trị tích cực bệnh ung thư.
Dưới đây, xin điểm qua về tính năng và công dụng của từng thành phần trong Lymphasol.
1. Gốc tự do và các chất chống oxy hóa trong Lymphasol
"... Trong khi ta không thể thấy các thương tổn do quá trình oxy hóa đang xảy ra trong cơ thể, thì trong cuộc sống hằng ngày, những hình ảnh tương tự về các thương tổn ấy có thể được nhìn thấy qua sự han rỉ của kim loại và hiện tượng biến thành mầu nâu nhanh chóng của vết cắt quả táo".
Để bảo vệ các vật dụng hằng ngày khỏi bị han rỉ, mục nát, ta thường sơn hoặc bao bọc chúng bởi các vật liệu chống lại sự oxy hóa. Ta thường đội mũ khi đi nắng, khoác áo mưa khi đi mưa, mang khẩu trang khi môi trường không khí quá bụi bặm, mang áo bảo hộ trong môi trường có phóng xạ. Còn để bảo vệ các bộ phận trong cơ thể chống lại các tác nhân oxy hóa xảy ra ngay chính trong cơ thể của mình, ta phải làm gì?
Bản thân cơ thể có một hệ bảo vệ chống oxy hóa, nhưng khi các tác nhân gây oxy hóa xuất hiện quá nhiều thì hệ thống này không đảm đương nổi trọn vẹn công việc của nó, mà cần sự hỗ trợ từ bên ngoài thông qua thực phẩm chức năng được đưa vào cơ thể hằng ngày.
Một chế độ ăn tốt, một chế độ bổ sung các chất dinh dưỡng đúng và đều đặn sẽ đóng góp vai trò quan trọng giúp cơ thể chống lại các tác nhân oxy hóa có hại cho cơ thể - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm.
Sức khỏe và tuổi thọ của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như môi trường ô nhiễm,


 nếp sinh hoạt thiếu điều độ, trạng thái tinh thần bất ổn, nghiện rượu, thuốc lá, bệnh tật v.v..., tất cả đều có ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ và sức khỏe.
Ta thử tưởng tượng có những người sống trong môi trường "siêu sạch", tinh thần luôn vui vẻ, dinh dưỡng tối ưu, nếp sinh hoạt điều độ..., thì ở họ, sự hóa già vẫn xảy ra, tuy có thể chậm hơn người khác. Vậy đối với họ, nguyên nhân của sự hóa già là gì?
Trong những năm gần đây, có nhiều giả thuyết về cơ chế của sự giảm sút sức khỏe, lão hóa, trong đó có nhiều tài liệu chứng minh sự hóa già là do ảnh hưởng xấu của gốc tự do.
Gốc tự do là một chất hóa học (phân tử, nguyên tử hoặc ion) có chứa một điện tử độc thân (chưa nhập đôi). Những gốc này chỉ tồn tại trong khoảnh khắc, sau đó được "kết bạn" ngay với một điện tử tự do hoặc với cũng một gốc tự do nào đó.
Do chứa điện tử độc thân, nên gốc tự do có phản ứng rất mạnh.
Trong cơ thể, khoảng 95% lượng gốc tự do sinh ra trong hô hấp tế bào sinh năng lượng cho cơ thể: tại đây sẵn có hầu hết các enzym chống oxy hóa cùng một số chất chống oxy - hóa không enzym khác (glutathion, acid a lipoic, coenzym Q10...), nên 95% phần gốc tự do này không gây những hậu quả đáng kể.
Tuy nhiên, 5% gốc tự do còn lại được sản sinh do các hoạt động sinh lý khác (như thực bào) hoặc bệnh lý (như viêm, ung thư, nhiễm khuẩn, các bệnh chuyển hóa...) hoặc do nhiều yếu tố ngoại lai (chất gây ô nhiêm môi trường, khói thuốc lá, rượu, thuốc, chất diệt côn trùng, diệt cỏ, tia phóng xạ, tia tử ngoại v.v...). Các loại gốc tự do này xuất hiện ở mọi nơi: trong tế bào, ở màng tế bào, dịch ngoại bào, tức là ở những chỗ không có sẵn các enzym chống oxy hóa, nên tác hại gây ra nghiêm trọng và phức tạp hơn nhiều. Ở những nơi này, hoạt tính chống oxy - hóa phụ thuộc vào các chất chống oxy hóa mang vào cơ thể.
Sự tạo nên những gốc tự do có phản ứng mãnh liệt có thể phá hủy nhanh và không phục hồi những thành phần và cấu trúc tế bào. Các chất này là các "dạng oxy hoạt động" có độc tính cao, đều gây ra những phản ứng dây chuyền gốc tự do, mà hậu quả rất nguy hiểm là làm tổn hại đến cấu trúc và chức năng của tế bào, gây nên sự hóa già của cơ thể, xuất hiện hàng loạt những bệnh lý rắc rối như bệnh tim mạch, ung thư, giảm trí nhớ, mất trí, suy giảm thị giác...
Làm tăng hoạt tính chống oxy hóa là một biện pháp giúp con người có thể thọ lâu, tráng kiện, minh mẫn.
Tác hại của gốc tự do: làm mất ổn định cấu trúc phospholipoprotein màng tế bào, phá hủy nhanh và không phục hồi những thành phần và cấu trúc tế bào.
Phản ứng gốc tự do có hại là thủ phạm của rất nhiều quá trình bệnh lý trong cơ thể:
Ÿ Bệnh tim mạch (thiếu máu cục bộ, chấn thương, giảm sản sinh ATP trong ty lạp thể, bơm Ca2+ tê liệt, chóng mặt, giảm thính lực, ù tai, dễ ngưng kết tiểu cầu, vữa xơ động mạch...).
Ÿ Viêm khớp (làm tăng gốc tự do, giảm độ nhớt trong hoạt dịch).
Ÿ Dạ dày - ruột (viêm trực - kết tràng, bạch cầu thâm nhiễm, nên lại làm tăng sinh gốc tự do).
Ÿ Nhãn khoa (thoái hóa võng mạc, đục thủy tinh thể, viêm màng mạch nho, viêm giác mạc, glaucoma).
 Bệnh phổi (bạch cầu trung tính thâm nhiễm vào phổi lại làm tăng sinh gốc tự do).
Ÿ Đái tháo đường (peroxy hóa lipid gây tổn hại võng mạc và tế bào beta, đục thủy tinh thể).
Ÿ Lão khoa thần kinh (chết tế bào, các bệnh Parkinson, Alzheimer, bệnh Đao, loạn thần kinh).
Ÿ Ung thư (gốc tự do gây oxy hóa ADN, protein, acid béo, biến tế bào lành thành ác; gốc tự do ở tế bào u gây hư hại nội mô mạch máu, tạo điều kiện di căn).
Ÿ Trong độc chất độc (độc tính của bức xạ ion hóa, một số thuốc, chất ô nhiễm khí quyển; thuốc lá chứa khoảng 1014 gốc tự do/hơi).
Đến nay, gốc tự do được coi như thủ phạm của hơn 60 bệnh thường gặp và của sự lão hóa.
Làm tăng hoạt tính chống oxy hóa chính là bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh rất tích cực! Các gốc tự do từng giây phá hoại cơ thể, chúng là những chất thải "đáng nguyền rủa" của bộ máy sinh học ưa khí đang hoạt động. Ngoài việc cần tránh những tác động xấu làm tăng gốc tự do (như ăn uống quá thừa calo, nghiện rượu, nghiện thuốc, ô nhiễm môi trường, bệnh nhiễm khuẩn, tính khí thất thường, ăn chơi phung phí sức lực...), ta cũng nên bổ sung đều đặn những thực phẩm chức năng kể trên, để sống khỏe hơn, trẻ hơn, thọ hơn.
2. Thuốc bảo vệ cơ thể chống tác hại của gốc tự do (thuốc chống oxy hóa)
Nghiên cứu mới nhất trong những năm gần đây cho thấy các chất chống oxy hóa tạo thành "một mạng lưới 5 chất cơ bản nhất", gồm: acid alpha lipoic, glutathion, coenzym Q10, vitamin E, vitamin C, được tổng hợp trong cơ thể, nhưng giảm khi tuổi càng cao.
Năm chất này có tác dụng hợp lực với nhau, tạo ra "mạng lưới chống oxy - hóa". Bổ sung một trong năm chất đó, tức làm tăng hoạt tính của 4 chất kia.
Do trung hòa được gốc tự do, nên các chất chống oxy hóa này ngăn chặn sự phát sinh nhiều trạng thái bệnh lý có căn nguyên là gốc tự do, ngăn chặn cơ thể lão hóa. Trong tài liệu này, chỉ nêu hai chất chống oxy hóa là thành phần của Lymphasol (tức acid a lipoic và coenzym Q10):
2.1. Acid alpha lipoic
Là chất chống oxy hóa chủ yếu nhất và có những đặc điểm sau:
- Có mặt ở bất kỳ nơi nào của cơ thể để chống tác hại của gốc tự do.
- Acid lipoic giúp hồi phục bốn chất chống oxy hóa khác trong mạng lưới (các vitamin E, C, coenzym Q10, glutathion). Bản thân acid lipoic, sau khi làm trọn nhiệm vụ hoàn nguyên 4 chất trên, lại được ngay các chất trong hô hấp tế bào chuyển về dạng có hoạt tính (quá trình tự bảo vệ của acid lipoic), cho nên acid lipoic được gọi là "chất chống oxy hóa của các chất chống oxy hóa", là chất chống oxy hóa "siêu đẳng" (superantioxydant) hoặc là chất chống oxy hóa "tuyệt vời" (superb antioxydant).
- Acid a lipoic giữ bền vững glutathion:
Với glutathion thì chỉ có một chất duy nhất trong mạng lưới là giữ vững được nó, đó là acid lipoic. Vì vậy, bổ sung acid lipoic tức là đã gián tiếp làm tăng hàm lượng glutathion dạng khử lên nhiều ở mọi tế bào của cơ thể.
  Trong nhiều trạng thái sinh lý, bệnh lý, có bệnh mạn tính (AIDS, ung thư, bệnh tự miễn như viêm khớp, luput...), nồng độ glutathion giảm đáng kể. Khi đó, dùng acid lipoic làm tăng glutahion. Trong nhiều trạng thái bệnh lý về gan, như viêm gan virút, ngộ độc thuốc... glutathion cũng bị giảm, việc dùng acid lipoic cũng mang lại nhiều lợi ích, hỗ trợ tốt cho các liệu pháp kinh điển.
- Acid lipọic chống lão hóa, chống lại sự glycat hóa các protein (gắn glucose vào protein) tạo nên những phức hợp glucose-protein gọi tắt là các AGE. Sự tạo AGE xảy ra ở mọi người, nhưng ở bệnh nhân tiểu đường (do có nồng độ glucose - máu cao), quá trình này xảy ra mạnh hơn nhiều. AGE tích lũy qua năm tháng, sẽ tích lũy trong cơ thể, gây nên những bệnh thoái hóa: đục thủy tinh thể, glôcôm, xơ cứng mạch máu, bệnh khớp... Nếu AGE sinh ra từ collagen ngoài da, thì da có những vết nhám, đồi mồi. Bệnh nhân tiểu đường thường có nhiều vết nhám ở da hơn người bình thường cùng tuổi. AGE còn gây những liên kết bắt chéo giữa các phân tử collagen, làm collagen giảm đàn hồi, da không mềm mại, tạo những vết nhăn.
Acid a lipoic đã được dùng ở châu Âu hơn 30 năm nay để ngăn ngừa và làm giảm thiểu những biến chứng của tiểu đường, đục thủy tinh thể... nhờ thanh lọc được các chất độc AGE đáng ghét! Acid a lipoic loại trừ các gien xấu mà có thể gây lão hóa nhanh và gây ung thư. Còn có tác dụng điều trị rất tốt trong các bệnh gan (như viêm gan B và C).
Tóm lại, acid a lipoic bảo vệ rất có hiệu quả chống các chứng bệnh quan trọng sau đây: đột quỵ, bệnh tim mạch, các biến chứng của tiểu đường, ung thư, bệnh gan, lão hóa v.v...
Liều thường dùng: Uống mỗi lần 25 mg/ngày hai lần.
2.2. Coenzym Q10
Coenzym Q10 (CoQ10) có mặt ở bất kỳ tế bào nào của cơ thể, là yếu tố không thể thiếu được cho nhiều giai đoạn then chốt của sự xúc tác enzym, giúp sản xuất năng lượng trong tế bào. CoQ10 có mặt với lượng thấp trong nhiều loại thức ăn nguồn gốc động vật và cũng được tổng hợp trong mọi mô.
Nồng độ CoQ10 thay đổi tùy từng loại mô và nồng độ cao nhất là ở tim, cho nên thiếu CoQ10 thì trước hết là ảnh hưởng tới tim.
Khi mức CoQ10 ở cơ thể giảm 25%, ta sẽ thiếu năng lượng. Mức này đạt tối đa ở quanh tuổi 20, sau đó giảm dần: ở tuổi 30, CoQ10 sẽ giảm 25%, lứa tuổi
39 - 43 chỉ còn 50% CoQ10.

Những yếu tố làm giảm mức CoQ10 trong cơ thể là tuổi cao, nghiện rượu, chế độ dinh dưỡng thiếu (các vitamin, yếu tố vi lượng, luyện tập cường độ cao, nghiện thuốc lá trực tiếp và gián tiếp, các stress (về tâm lý, ốm đau, nhiễm lạnh...), dùng một số thuốc.
Vì tim hoạt động nhiều, nên lượng oxy tiêu thụ cũng rất lớn: một gam cơ tim "nhậu" oxy gấp 25 lần so với một gam các mô khác của cơ thể. Cứ mỗi phút đập 75 nhịp thì đến tuổi 65, quả tim sẽ đập khoảng 30 nghìn tỷ lần. Và cứ đập mãi cho đến khi ta chết. Cho nên quả tim chứa khoảng 10 lần CoQ10 hơn các mô khác để cần cho tạo ATP, cung cấp năng lượng.
Trong các bệnh tim mạch, bệnh nhân sẽ thiếu hụt nghiêm trọng CoQ10. Nếu uống thuốc chứa CoQ10 từ tuổi trung niên sẽ bảo vệ được ty lạp thể của tế bào tim và duy trì chức năng tim, tim sẽ làm việc nhiều hơn nhưng lại cố gắng ít hơn, trái tim sẽ "trẻ và khỏe" hơn.
Nhiều bệnh nhân dùng CoQ10 đã cải thiện được bệnh tim, cũng thấy giảm huyết áp, cải thiện chức năng tâm trương, giảm độ dày của thành tim, cải thiện phân xuất tống máu(EF) và cung lượng tim.

  1. Thường dùng CoQ10 trong suy tim xung huyết, đau thắt ngực, tăng huyết áp, cơ tim thiếu máu cục bộ, bệnh cơ tim, bệnh van tim, bệnh mạch vành, loạn nhịp tim. Còn dùng cho người bệnh mổ tim, vì sự "tưới máu lại" sau phẫu thuật sẽ gây tổn hại oxy hóa của nội mạc và cơ tim, và chính mổ tim cũng làm hao hụt nghiêm trọng lượng CoQ10 sẵn có.
CoQ10 và gốc tự do
Hơn 80 bệnh và vấn đề sức khỏe có liên quan tới sự tổn hại gây nên bởi gốc tự do như dị ứng, bệnh Alzheimer, Parkinson, viêm khớp, hen phế quản, ung thư, các bệnh tim mạch, đục thủy tinh thể, tiểu đường, viêm lợi, trĩ, HIV, suy giảm miễn dịch, suy thận, suy gan, luput, bệnh thần kinh, vẩy nến, chống lão hóa, sa sút trí tuệ, giãn tĩnh mạch, vết nhăn ở da...
CoQ10 là chất chống oxy hóa mạnh, lại tan trong lipid nên bảo vệ màng tế bào khỏi bị tổn hại bởi gốc tự do hoặc bởi các hạt oxy hóa. "Các hạt oxy hóa" được sinh ra trong quá trình chuyển hóa bình thường trong cơ thể hoặc từ môi trường bên ngoài mang vào (như chiếu xạ mặt trời, chất thải công nghiệp, khí đốt của máy móc xe cộ...) và chịu trách nhiệm tới 80% các bệnh thoái hóa ở người.
CoQ10 bảo vệ chống tích lũy mỡ và lắng đọng mỡ trong thành mạch và chính CoQ10 cũng là thức ăn quan trọng để bảo vệ động mạch khỏi bị lắng đọng mỡ, rồi tạo mảng vữa xơ.
CoQ10 bảo vệ LDL-C khỏi bị oxy hóa, giúp tăng HDL-C trong huyết tương. CoQ10 hiệp đồng với vitamin E để thanh thải gốc tự do và còn giúp các chất chống oxy hóa khác bớt bị phá hủy trong cơ thể (như b-caroten, vitamin C, E).
CoQ10, hệ miễn dịch và ung thư
CoQ10 giảm rõ ở người bệnh ung thư và các bệnh thoái hóa khác. Người bệnh AIDS có đáp ứng rõ với sự bổ sung CoQ10.
Hoạt tính diệt của đại thực bào sẽ tăng lên khi bổ sung CoQ10 mà lợi ích của đại thực bào là chống được nhiều loại vi khuẩn, virus, chất độc trong môi trường (hút thuốc lá, chất diệt côn trùng...). CoQ10 làm tăng đáng kể mức IgG ở bệnh nhân AIDS và ở nhiều bệnh nhân mạn tính cũng làm tăng độ miễn dịch của tế bào T, cải thiện một số triệu chứng ở người bệnh AIDS. Người bệnh tim mạch, tiểu đường cũng có hàm lượng IgG trong máu tăng đáng kể sau 3 - 12 tuần bổ sung CoQ10 để làm tăng khả năng của hệ miễn dịch.
CoQ10 và tuổi già
Ở người cao tuổi, có tăng rõ sản xuất gốc tự do bởi nhiều nguyên nhân như các bệnh về tuổi tác (suy dinh dưỡng, tim mạch, tiểu đường...). CoQ10 cũng làm chậm lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Với người già, tế bào đòi hỏi nhiều CoQ10, trong khi đó người già ăn vào không đủ và cơ thể sản xuất ra cũng không đủ CoQ10.
CoQ10 và "bệnh của ty lạp thể"
Bệnh ty lạp thể là bệnh của toàn cơ thể, nên bổ sung CoQ10 là cần thiết. Ví dụ: các bệnh cơ tim phì đại, nhiễm acid lactic, bệnh dây thần kinh, Alzheimer, Parkinson, tiểu đường, loạn dưỡng cơ, hội chứng mệt mỏi mạn tính...
CoQ10 và vô sinh nam
Ở tế bào tinh trùng, phần lớn CoQ10 tập trung ở ty lạp thể của tinh trùng, nên năng lượng để tinh trùng chuyển động và tất cả các quá trình khác phụ thuộc năng lượng ở tế bào


 tinh trùng cũng phụ thuộc vào hiệu lực của CoQ10. CoQ10 còn là chất chống oxy hóa mạnh, nên ngăn ngừa sự peroxy hóa lipid ở màng tinh trùng.
Có sự tương quan đáng kể giữa hàm lượng CoQ10 và số lượng tinh trùng ở trong tinh dịch và có tỷ lệ nghịch giữa mức gốc tự do và hàm lượng CoQ10 trong tinh dịch.
CoQ10 và bệnh quanh răng
Viêm lợi ảnh hưởng tới 60% người trẻ và ở hầu hết người trên 65 tuổi. Điều trị và sửa chữa mô quanh răng đòi hỏi sản xuất mức năng lượng rất lớn cho tế bào lợi và hệ năng lượng này lại phụ thuộc CoQ10. ở bệnh viêm lợi, có giảm 60 - 90% CoQ10 do lượng lớn các hạt oxy hóa sinh ra trong quá trình viêm, có tới 86% số người bệnh viêm lợi có mức CoQ10/máu thấp.
Liều lượng CoQ10
- Phòng và chống lão hóa: mỗi ngày 30 mg.
- Bệnh tim mạch, viêm lợi: 75 - 150 mg/ngày.
- Tăng huyết áp: 150 mg/ngày.
- Vữa xơ động mạch, tiểu đường: 125 - 300 mg/ngày.
- Bệnh tim thiếu máu cục bộ, ung thư, HIV, suy giảm miễn dịch:
400 mg/ngày.

- Parkinson, Alzheimer, rối loạn thần kinh: 600 - 120 mg/ngày.
3. Những dược thảo trong thành phần Lymphasol
3.1. Bán biên liên ( Lobelia chinensis Lour.; họ Lô biên (Lobeliaceae)
Cây thảo nhỏ, sống lâu năm.
Bộ phận dùng: toàn cây.
Thành phần hóa học: chứa lobelin, lobelanin, lobedanilin, lobelinin, isolobelanin.
Tác dụng dược lý: lợi tiểu, ức chế trung tâm nôn, kích thích hô hấp, lợi mật, nhuận tràng.
Công dụng: Trong y học cổ truyền, Bán biên liên được dùng chữa thủy thũng, cổ trướng, hoàng đản, họng sưng đau, mụn nhọt.
Bài thuốc có Bán biên liên:
Công dụng: chữa ung thư phổi kèm tràn dịch; cổ trướng; hoàng đản, phù thũng, tiểu tiện khó; mụn nhọt, đầu đinh.
3.2. Thiên nam tinh ( Arisaema balansae Engl.; họ Ráy (Araceae)
Mọc ở Trung Quốc.
Tên khác: Củ nưa.
Cây thảo, sống lâu năm.
Bộ phận dùng: thân rễ (thường gọi là củ).

Tác dụng dược lý: giảm đau, chống co giật; giúp làm yên tĩnh, giảm hoạt động, gây ngủ; lợi đờm.
Công dụng: Chữa đờm tắc ở phổi, ho hen, ho đờm, đầy bụng, ăn không tiêu, co giật, an thần, long đờm.
3.3. Xoài ( Mangifera indica L.; họ Đào lộn hột (Anacardiaceae)
Cây to cao.
Bộ phận dùng: quả, hạt, lá, vỏ thân.
Thành phần hóa học: mangiferin
Tác dụng dược lý: có hoạt tính kìm virút (cúm, Herpes...), kháng khuẩn ( E.coli, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng...), kháng nấm ( Candida albicans...), chống viêm, ức chế thần kinh trung ương.
Công dụng: Lá trị các bệnh đường hô hấp (ho, viêm phế quản), tiêu chảy, viêm ngứa ngoài da. Vỏ thân chữa sưng, viêm, lở loét miệng họng, đau răng, lở ngứa âm đạo, kinh nguyệt nhiều, lợi tiểu.
Bài thuốc có xoài: đau răng, kiết lỵ, tiêu chảy, xuất huyết tử cung, khái huyết, trĩ, cháy máu ruột.
3.4. Huyết kiệt ( Calamus draco)
Công dụng: chữa tổn thương do bị đánh, bị ngã, để cầm máu. Chữa chảy máu cam, mụn nhọt, vết thương chảy máu. Dễ tiêu.
Bài thuốc có huyết kiệt: Chữa vết thương chảy máu, phụ nữ sau khi đẻ bị chẹn ở tim, tức thở, chảy máu cam.
3.5. Huyền hồ sách ( Corydalis ambigua Cham. et Sch.; Corydalis bulbosa D.C.; họ A phiến; Papaveraceae).
Cây thảo, mọc ở Trung Quốc.
Bộ phận dùng: củ.
Thành phần hóa học: Coridalin A, B, C, D; captisin.
Công dụng: Kinh nguyệt không đều, đau lưng, đau bụng do tử cung co thắt; hoạt huyết thông khí; giảm các cơn đau, lợi tiểu; đau khớp xương chân tay mình mẩy.
Chú ý: Người có thai kiêng dùng.
3.6. Một dược ( Myrrh)
Mọc ở Trung Quốc.
Công dụng: Hoạt huyết, làm tăng tuần hoàn, tăng sức co bóp cơ tim. Có tác dụng trong các trường hợp vô kinh, rối loạn kinh, mãn kinh. Hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính như béo phì, tiểu đường. Dùng trong các bệnh lý về khớp và hệ tuần hoàn. Còn chữa lở ngứa, nhọt độc, trĩ, đau nhức gân xương.
4. Công dụng chung của Lymphasol
Những công dụng của riêng từng thành phần đã được nêu ở trên.

Khái quát lại, Lymphasol rất có ích:
- Vì có những chất chống oxy hóa rất mạnh, nên Lymphasol chống được rất nhiều bệnh sinh ra do tác hại của gốc tự do, tăng sức đề kháng, chống tắc nghẽn và phù nề, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức khỏe, giữ vững sự minh mẫn.
- Công thêm những thảo được rất quen biết, lành tính, được nhân dân nhiều đời tin dùng, nên Lymphasol lại càng có hiệu lực trong những trường hợp bệnh cụ thể như: Các chứng đau, viêm, nhiễm khuẩn, bệnh đường hô hấp, tiết niệu và ung thu v.v..


5. Tài liệu tham khảo chính
1. Lester Pa
cker et al: Free Radical Biol. Med. ; Vol. 22, No. 1/2;
pp. 359 – 378 ; 1997.

2. Alternative Med. Review; Vol. 12 ; No. 2 ; 6/2007.
3. Frederick, L. Crane: Mitochondrion 7S (2007); S2 – S7.
4. John N.Hathcock: Regulatory Toxicol. Pharmacol.; 45 (2006); 282 – 288.
5. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam; Bộ Y tế; Tập I và II; Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật (2004).
6. Ba X. Hoang et al: Eur. J. Cancer Prev. (2007); 16 ; 55 – 61.
7. Ba X. Hoang et al: Medical Hypotheses (2006); 67 ; 1042 – 1051.
8. Burt Berkson: The Alpha Lipoic Acid Breakthrough; Three Rivers Press (New York) (1998).
9. Ralph. W. moss: Antioxidants against Cancer ; Equinox Press, Inc.; State College, PA 16803 (2002).
10. John, N. Hathcock: Regulatory Toxicol. Pharmacol.; 45 (2006); 282-288.
11. Đàm Trung Bảo, Hoàng Tích Huyền, Phạm Nguyễn Vinh: Chất chống oxy hoá; Nhà xuất bản Y học (Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh) (1999).

LỢI ÍCH CỦA ACID LIPOIC TRONG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Dược sĩ Lê Văn Nhân
Chúng ta đã biết một số dược thảo có ích trong bệnh tiểu đường như khổ qua, quế, lá ổi, cây sầu đâu ăn gỏi, cây methi Ấn-độ (Fenugreek),v.v. Chúng tôi xin giới thiệu một hóa chất dùng như vitamin trong nhóm điều trị thay thế bổ túc là alpha lipoid acid, cũng giúp cải thiện bệnh tiểu đường và giúp điều trị bệnh đau nhức thần kinh do tiểu đường. Để trình bày cho gọn, chúng tôi sẽ dùng từ viết tắt LA cho Lipoic acid, và ALA cho alpha-lipoic acid.
Cấu trúc hóa học:
Theo tự điển bách khoa Wikipedia, thì lipoic acid là 1 hợp chất sulfua hữu cơ dẫn

xuất từ octanoic acid (octa: 8).Lipoic acid chứa 2 nguyên tử lưu hùynh kề nhau ở vị trí C6 và C8 gắn kết bằng dấu nối disulfua và xem là ở tình trạng oxyt hóa (đúng ra là nguyên tử sulfua ở tầng oxyt hóa cao hơn). Nguyên tử carbon ở vi trí C6 không đối xứng và phân tử hiện hữu dưới hai dạng đồng phân R và S và hổn hợp hai đồng phân này tạo ra dạng racemic hay triệt quang. Chỉ có đồng phân R có trong tự nhiên và là đồng yếu tố thiết yếu của 4 phức hợp enzym trong ty lạp thể. Đồng phân R hay RLA tổng hợp bên trong cơ thể, thiết yếu cho đời sống và chuyển hóa trong môi trường oxy. Cả hai RLA và hổn hợp racemic của LA đều bán như là chất hổ trợ dinh dưỡng và được dùng như là chất dinh dưởng hay trong lâm sàng từ thập niên 1950 cho một số bệnh.
Lipoic acid
Tên a-lipoic acid do Reed đề nghị để phân biệt với 1 hợp chất khác β-lipoic acid. Hợp chất alpha thích chất béo mặc dầu mang chức carboxylic (xem hình vẽ).
Tên khác của chất này là thioctic acid.
Tác dụng dược lý:
ALA là 1 dồng enzym hay coenzym quan trọng có tính chống oxyt hóa và chống bệnh tiểu đường. đây là 1 sản phẩm sinh học tác động như là đồng yếu tố trong phức hợp pyruvate dehydrogenase, phức hợp alpha-ketoglutarate dehydrogenase và phức hợp aminoacid dehydrogenase. Giảm mức ALA thấy ở những bệnh nhân xơ gan, tiểu đường, xơ vữa động mạch và viêm thần kinh nhiều nơi. Trong chuyển hóa, ALA có thể được biến từ dạng oxyt hóa (với cầu disulfua trong phân tử) qua dạng khử dạng dihydro với 2 nhóm sulfua tự do. Cả 2 dạng đều có tính chống oxyt hóa mạnh. Hai dạng này bảo vệ tế bào khỏi bị gốc tự do tấn công thành những chất chuyển hóa trung gian, do thóai hóa những phân tử ngọai nhập và từ những kim lọai nặng.
Tác dụng chống oxýt hóa:
dạng khử của ALA dọn dẹp những gốc superoxide và gốc hydroxyl và ngăn ngừa peoxyt hóa lipid (theo Kagan và cộng sự, Suzuki và cộng sự năm 1992). Gốc tự do từ oxy tạo ra trong khi kích họat sinh học của thuốc làm hỏng hồng cầu, gây lão hóa và vỡ hồng cầu. Thử trong ống nghiệm, lipoic acid dạng khử hay oxyt hóa bảo vệ hồng cầu khỏi bị phá vỡ do gốc tự do.
Tác dụng hạ đường huyết:
ALA hợp lực với insulin làm cho sử dụng glucose hiệu quả hơn. Ở thú vật, ALA giảm đường huyết và tăng sinh glycogen ở gan; ở người, ALA giảm nồng độ pyruvic acid (Fachinfo:Thioctacid 1996). ALA cũng cải thiện tác dụng của insulin lên chuyên chở glucose ở cơ khung và chuyển hóa ở người và thú vật đề kháng insulin (Henricken và cộng sự 1997). ALA giúp thu nhận glucose từ tế bào do cơ chế chưa được biết (Bashan và cộng sự 1993).
ALA cải thiện nhạy cảm với insulin ở bệnh nhân tiểu đường type 2: theo một nghiên cứu năm 1996 ở bệnh viện đại học Bulgary khoa nội tiết, cho 12 người bệnh TD2 uống ALA 600 mg ngày 2 lần trong 4 tuần, 12 người khác dung nạp glucose bình thường làm nhóm chứng để thử độ nhạy với insulin. Cuối thời gian điều trị, những người uống ALA tăng nhạy cảm insulin ngọai vi.
Trong hơn 30 năm, các bác sĩ ở Đức đã điều trị lâm sàng bệnh tiểu đường với alpha lipoic acid. Nghiên cứu trên tòan thế giới đã chứng tỏ khả năng của alpha lipoid acid bình thường hóa thu nhận glucose và sử dụng glucose. Trong một nghiên cứu, alpha lipoid acid cho thấy phòng ngừa bệnh tiểu đường ở 70% thú vật thử nghiệm. Trong một nghiên cứu khác, bệnh nhân tiểu đường type 2 cho uống alpha lipoid acid 500

mg mỗi ngày và sau 10 ngày thấy tăng 30% lượng glucose lọai bỏ do insulin ( Nagamatsu et al: Lipoic acid improves nerve blood flow, reduces oxidative stress and improve distal nerve conduction in experimental diabetic neuropathy. Diabetes Care 1995 số 18).
Tác động lên bệnh thần kinh do tiểu đường
Bệnh thần kinh do tiểu đường là vấn đề chính của y tế cộng đồng. bệnh này được định nghĩa là dấu hiệu và triệu chứng rối lọan thần kinh ngọai vi ở bệnh nhân tiểu đường, sau khi đã lọai ra những nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh này. Cơ chế sinh bệnh đề nghị cho bệnh này gồm có:
a/ tăng lưu thông qua đường chuyển hóa polyol, đưa đến tích tụ sorbitol, giảm inositol trong cơ bắp, kết hợp với giảm họat động N+/K+-ATPase
b/ hư hại vi mạch bên trong dây thần kinh và thiếu oxy do mất họat động nitric oxide do tăng họat động gốc tự do oxy.
ALA có vẻ làm chậm lại hay đảo ngược bệnh thần kinh ngọai vi do tiểu đường qua nhiều họat động chống oxy hóa. Điều trị với ALA tăng glutathione khử, một chât chống oxy hóa nội tại. Trong nghiên cứu lâm sàng, 600 mg ALA đã chứng tỏ cải thiện bệnh thần kinh do thiếu ALA.
Một nghiên cứu đăng trên Diabetes Care tháng 3 năm 2003 về một nghiên cứu hợp tác giữa hàn lâm viên y khoa Nga tại Mạc tư-khoa và SYDNEY ở Úc. Trong nghiên cứu song song này, 120 bệnh nhân tiểu đường chuyển hóa ổn định với triệu chứng cảm giác vận động bệnh đa thần kinh (polyneuropathy) do tiểu đường được phân phối ngẫu nhiên truyền tĩnh mạch 600 mg ALA hay giả dược trong 5 ngày mỗi tuần với 14 lần điều trị.Sau 14 lần điều trị, điểm trung bình tất cả triệu chứng giảm từ mức ban đầu xuống 5.7 ở nhóm dùng ALA và 1.8 ở nhóm dùng giả dược. Mỗi triệu chứng cũng có điểm khả quan hơn như đau do châm chích và đau nóng rát, tê và châm chích ở trạng thái ngủ), điểm hư hại do bệnh thần kinh, sự dẫn truyền thần kinh và đánh giá tòan diện.
Hư hại thần kinh hay bệnh dây thần kinh ảnh hưởng hơn 50% bệnh nhân tiểu đường và là 1 trong những biến chứng gây tai hại nhất. Một nghiên cứu đăng trên Diabetic Care cho thấy bồi dưỡng với ALA có thể tái tạo một phần chức năng của dây thần kinh chỉ sau 4 tháng uống liều cao ALA (Jacob S et al: Improvement of insulin-simulated glucose-disposal in type 2 diabetes after repeated parenteral administration of thioctic acid. Exp. Clin endocrinol diabetes 1996)
Ở liều thấp, GLA-LA hiệu nghiệm hơn DHA trong ngừa bệnh thần kinh do tiểu đường ở chuột cống:
Suy giảm chuyển hóa acid béo thiết yếu đã được báo cáo ở bệnh nhân tiểu đường. Chất bổ túc dinh dưỡng như acid béo nhiều dấu nối đôi (PUFA) n-6 hay n-3 có hiệu quả khác nhau lên những thông số của bệnh thần kinh do tiểu đường, bao gồm tốc độ dẫn truyền thần kinh (NCV: Nerve Conduction Velocity) và lưu lượng máu qua dây thần kinh (NBF:Nerve Blood Flow). Mục tiêu của nghiên cứu là so sánh hiệu quả bảo vệ thần kinh của gamma linoleic acid (GLA)-lipoic acid (LA) liên hợp và thuốc bồi dưỡng phospholipid (PL) tăng cường DHA (DocosaHexanoic Acid) lên tốc độ dẫn truyền thần kinh và lưu lượng máu qua dây thần kinh (NBF). Chuột cống bị gây tiểu đường bằng streptozocin và chuột kiểm chứng được cung cấp trong 8 tuần hoặc phospholipid tăng cường DHA với liều 30 mg/Kg/ngày hay với bắp tăng cường GLA-LA với liều 30 mg/Kg/ngày. Ngòai ra có 2 nhóm không nhận thực phẩm bổ sung. Sau 8 tuần, tốc độ dẫn truyền thần kinh ở nhóm tiểu đường thấp hơn nhóm

kiểm chứng. Dùng thực phẩm bổ túc GLA-LA hòan tòan ngừa được suy giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh và lưu lượng máu qua thần kinh. Thêm DHA (trong dầu cá) chỉ ngừa được 1 phần giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh và lưu lượng máu qua thần kinh. sự khác biệt có lẽ do hiệu quả chống oxyt hóa của lipoic acid lên gamma linoleic acid. (Theo một nghiên cứu của đại học y khoa Aix-Marseille tại Pháp).
Liều lượng:
Hiện nay chưa có nghiên cứu về sinh khả dụng của ALA, nhưng đã có nghiên cứu cho biết liên hệ giữa hiệu quả và liều lượng không theo đường thẳng. Dùng liều cao không tăng hiệu quả bao nhiêu nhưng có thể tăng tác dụng phụ. Có tài liệu khuyên nếu dùng như chất chống oxyt hóa, chỉ nên dùng liều < 50 mg mỗi ngày. Nếu dùng đồng phân R của ALA thì dười 25 mg mỗi ngày.
Nếu muốn dùng ALA để trị bệnh dau thần kinh do tiểu đường, nên hỏi ý kiến bác sĩ, vì phải dùng liều cao, mỗi ngày khỏang 600 mg.
Tác dụng phụ:
Dùng liều cao có thể bị nôn mửa và đôi khi có thể bị lọan nhịp tim, nên cần có bác sĩ theo dõi.
So sánh với những thuốc khác trị đau nhức thần kinh do bệnh tiểu đường:
Báo JAMA số ngày 07.10.2009, trong bài nhan đề “Review of Diabetic Neuropathy” dùng số bệnh nhân cần điều trị (BBT: number needed to treat) để có 1 ca giảm đau 50% bệnh đau nhức giây thần kinh do tiểu đường và đưa ra 1 bản so sánh. Chúng tôi tóm tắt những thuốc có thể tìm thấy ở Việt-nam như sau:
Tên và nhóm thuốc
số BN cần điều trị NNT
Liều lượng
tác dụng phụ
Thuốc chống trầm cảm
Amitriptylin
2.5
25 mg ngày 4 lần
khô miệng, đầu nhẹ
Paroxetin
2.9
20 mg ngày 2 lần
tóat mồ hôi, lo sợ
Duloxetin
4.9
60 mg ngày 2 viên
buồn nôn, glucose huyết tương tăng cao
Citalopram
7.7
20 mg ngày 2 lần
buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu
Thuốc chống động kinh
Gabapentin
3.7
600 mg ngày 3 lần
Chóng mặt, buồn ngủ, phù ngọai vi
Pregabapentin
4.0
300 mg ngày 2 lần
như trên
Thuốc dùng ngòai da
Capsaicin
8.1

nóng rát và châm chích tại chỗ
(15) Lidoderm patches
4.4
5% dán ngày 4 lần
đỏ da, ngứa da
Thuốc uống giảm đau
Oxycodone
2.6
20 mg ngày 2 lần
buồn nôn, táo bón
Tramadol
3.4
50 mg ngày uống 6 viên
buồn nôn, táo bón, nhức đầu và buồn ngủ
Thuốc bổ túc dinh dưỡng
Alpha-lipoic acid
2.7
600 mg ngày 1 lần
chuột rút, nhức đầu
Chúng ta thấy alpha lipoic acid được sắp vào nhóm hữu hiệu nhất nếu tính theo số người cần điều trị để có 1 người giảm đau 50%.

Chế độ ăn trong phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một bệnh mạn tính, có tác động của yếu tố di truyền, do hậu quả của sự thiếu hụt Insulin (một loại hóc môn do tụy hay còn gọi là lá mía của người tiết ra). Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường ở trong máu và các rối loạn chuyển hóa khác.

Từ xa xưa, các thầy thuốc đã ghi nhận sự xuất hiện của bệnh tiểu đường. Đặc biệt, trong vài thập niên gần đây, số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới gia tăng với tốc độ rất nhanh chóng, do vậy hiện nay tiểu đường được xem như là một đại dịch của toàn cầu.

Tại Mỹ, năm 1993 có khoảng 7,8 triệu người được chẩn đoán là bệnh tiểu đường, chiếm tỷ lệ 3,1% tăng gấp 5 lần so với năm 1958; trong đó có đến 90-95% người thuộc tiểu đường típ 2 (là loại tiểu đường xuất hiện ở tuổi trung niên hay lớn hơn). Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) năm 2000 số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới là 177 triệu, dự tính đến năm 2025 con số này sẽ là 300 triệu.

Riêng tại Việt Nam, năm 1991 tỉ lệ người mắc bệnh ở Hà Nội là 1,1%; ở Huế 0,96%; ở TP. HCM 2,3%. Năm 2002, tỉ lệ bệnh tiểu đường trên toàn quốc là 2,7%; riêng tại các thành phố tỉ lệ mắc là 4,4% trong khi ở các khu vực khác dao động từ 2,1 - 2,7%.

1.     Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường?

Hiện nay chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người ta ghi nhận có yếu tố di truyền hoặc gia đình (tức là khi gia đình có người bị tiểu đường thì những người còn lại có nguy cơ dễ bị bệnh tiểu đường hơn). Yếu tố xã hội cũng góp phần gây ra bệnh tiểu đường như mập phì, cách ăn uống, lối sống ít hoạt động thể lực… đây là yếu tố mà chúng ta có thể cải thiện được.

2. Ai dễ mắc bệnh tiểu đường?
- Người mập phì
- Có cha, mẹ, anh chị em trong nhà bị tiểu đường
- Thuộc dân tộc có nguy cơ: da đen, da đỏ, châu Á
- Nữ sinh con nặng  hơn 4kg hoặc đã được chẩn đoán là tiểu đường trong thai kỳ
- Cao huyết áp
- Rối loạn mỡ trong máu (HDL ≤ 35mg/dl và hoặc Triglyceride ≥ 250mg/dl)
- Đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết lúc đói (mức đường trong máu chưa đến mức gọi là tiểu đường nhưng đã là cao so với người bình thường).

3. Triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì?
- Tiểu đường típ 1: thường gặp ở người gầy, trẻ tuổi, có các biểu hiện tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy nhiều.

- Tiểu đường típ 2: thường gặp ở người mập, cũng có các triệu chứng tiểu nhiều, uống nhiều, mờ mắt, cảm giác kiến bò ở đầu ngón tay và chân…Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp triệu chứng bệnh thường âm ỉ nên bệnh thường phát hiện muộn, tình cờ.

4. Biến chứng của tiểu đường là gì?
- Tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim
- Thận: đạm trong nước tiểu, suy thận
- Mắt: đục thủy tinh thể, mù mắt
- Thần kinh: dị cảm, tê tay chân
- Nhiễm trùng: da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân…

- Tử vong.
5. Làm sao để phát hiện sớm bệnh tiểu đường?
·      Cần có hiểu biết về bệnh tiểu đường. Nên đi khám và làm xét nghiệm đường huyết đối với những người trên 45 tuổi. Nếu kết quả bình thường thì nên kiểm tra mỗi 3 năm.

·      Các đối tượng sau nên xét nghiệm đường huyết ở tuổi  trên 30 và mỗi năm 1 lần:
-         Trong gia đình có người thân bị tiểu đường (cha, mẹ, anh chị em ruột)
-         Mập phì
-         Ít hoạt động thể lực
-         Đã được chẩn đoán là rối loạn đường huyết lúc đói hay rối loạn dung nạp đường
-         Cao huyết áp
-         Rối loạn mỡ trong máu.

·      Trẻ béo phì từ 10 tuổi trở lên hoặc lúc bắt đầu dậy thì cần kiểm tra đường máu mỗi 2 năm 1 lần nếu có kèm theo một trong các yếu tố sau:
-         Trong gia đình có người thân bị tiểu đường (cha, mẹ, anh chị em ruột)
-         Sạm da vùng cổ, vùng nếp gấp da
-         Tăng huyếp áp
-         Rối loạn mỡ trong máu.

6. Điều trị tiểu đường như thế nào?
·      Để điều trị tiểu đường hiệu quả cần có sự đóng góp của nhiều chuyên khoa:
-         Bác sĩ nội khoa, nội tiết
-         Chuyên gia về dinh dưỡng
-         Điều dưỡng: chăm sóc trong bệnh viện và hướng dẫn việc chăm sóc tại nhà
-         Nhân viên y tế khác: bác sĩ vật lý trị liệu, chuyên khoa bàn chân, dược


sĩ, bảo hiểm xã hội…
-         Sự hợp tác chặt chẽ của bệnh nhân và sự ủng hộ của người thân, gia đình, bạn bè.

·      Điều trị tiểu đường cần phải có:
-         Chế độ dinh dưỡng hợp lý
-         Rèn luyện cơ thể
-         Chương trình huấn luyện bệnh nhân
-         Thuốc giảm đường huyết khi cần thiết (thuốc uống, insulin).

7. Vai trò của chế độ ăn trong bệnh tiểu đường như thế nào?
Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội.

Hiện nay, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn của người tiểu đường nên gần giống với người bình thường:
1)      Lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với mức người bình thường (50-60%)
2)      Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống…)
3)      Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20-30%
4)      Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).

Người tiểu đường nên có chế độ ăn gần như bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 - 6 bữa). Đây là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh tiểu đường thành công.

Cần lưu ý là không có một thực đơn chung cho mọi bệnh nhân tiểu đường bởi vì mỗi bệnh nhân tiểu đường có sở thích ăn uống khác nhau, mức độ hoạt động thể lực

 khác nhau, mức đường trong máu khác nhau, hoặc cách sử dụng thuốc khác nhau.
 8. Làm gì để phòng tránh bệnh tiểu đường?
1) Phòng tránh thừa cân, béo phì:
- Dựa vào chỉ số BMI (chỉ số khối của cơ thể)
BMI = CN:CC2   (trong đó cân nặng tính bằng kg, chiều cao tính bằng mét)
Chỉ số này nên giữ trong khoảng 18,5-23
- Vòng eo: nam < 90cm, nữ < 80cm
- Tỉ lệ mỡ cơ thể: nam < 25%
                             nữ < 30%.

2) Gia tăng hoạt động thể lực:
- Chơi thể thao hơn 30 phút trong hầu hết các ngày
- Tập thể dục khoảng 1giờ/ngày trong hầu hết các ngày
- Năng động trong mọi hoạt động, bước khoảng từ 5.000-10.000 bước chân/ngày.

3) Dinh dưỡng hợp lý:
- Ăn đa dạng: nên ăn trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn, và món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa… Nên hạn chế ăn những thức ăn cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo…
- Ăn chừng mực: không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều.
- Ăn thức ăn nguyên vẹn, gần với thiên nhiên để ít bị mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn.

Tóm lại:
* Tiểu đường là một bệnh mạn tính, nếu không được phát hiện và điều trị sớm dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ở tim, thận, mắt, não…
* Chế độ ăn và  vận động hợp lý là nền tảng trong điều trị.
* Bệnh có thể phòng ngừa được bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, gia tăng hoạt.
động thể lực và giữ cân nặng vừa phải, tránh bị mập phì.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét